This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Nhãn:

Chỉ cần biết số điện thoại hacker có thể theo dõi mọi thứ trên điện thoại của bạn

Theo các chuyên gia bảo mật Đức, hacker có thể dựa trên số điện thoại để theo dõi lịch sử cuộc gọi và từng bước di chuyển của bạn.

Các chuyên gia bảo mật của Security Research Labs, Đức, tuyên bố rằng họ có thể theo dõi smartphone của bất cứ ai qua số điện thoại và một lỗ hổng có tên Signalling System Seven (SS7). Để chứng minh, nhóm chuyên gia đã thực hiện theo dõi smartphone được sử dụng bởi Nghị sĩ Ted Lieu tới từ Carlifornia, thành viên Ban giám sát Hạ Viện và Tiểu ban Cải cách Công nghệ Thông tinh. Ông Lieu đồng ý cung cấp chiếc iPhone để nhóm chuyên gia thực hiện thử nghiệm.

Nhóm chuyên gia Security Research Labs giải thích quá trình hack trong chương trình 60 Minutes
Nhóm chuyên gia Security Research Labs giải thích quá trình hack trong chương trình 60 Minutes

Karsten Nohl, chuyên gia bảo mật của Security Research Labs, tuyên bố rằng lỗ hổng SS7 trong mạng di động toàn cầu cho phép tin tặc hack vào bất kỳ chiếc smartphone nào.
Trong show truyền hình "60 Minutes", Nohl cùng nhóm của anh đã biểu diễn trực tiếp quá trình hack vào smartphone của Nghị sĩ Lieu. Khi đã xâm nhập được vào chiếc iPhone của ông Lieu, các hacker có thể đánh chặn và lưu các cuộc gọi, xem danh bạ, đọc tin nhắn và thậm chí theo dõi từng bước di chuyển của ông Lieu. Ngoài ra, hacker còn có thể xâm nhập vào smartphone của những người gọi tới cho ông Lieu bao gồm các quan chức quốc hội khác qua số điện thoại của họ. Điều này khiến mối nguy hiểm trở nên trầm trọng hơn.
"Dù ông Lieu có cài đặt tính năng bảo mật hay không, chọn điện thoại tốt như thế nào hay sử dụng mật khẩu mạnh cỡ nào chăng nữa cũng không quan trọng bởi chúng tôi tấn công theo mạng di động", Nohl nói. Như vậy, theo Nohl, cách tốt nhất để không bị hack đó là tháo thẻ SIM ra khỏi điện thoại.
"Đầu tiên tôi cảm thấy sợ hãi nhưng sau đó tôi thấy tức giận", ông Lieu nói. "Họ có thể nghe bất kỳ cuộc gọi nào từ bất kỳ ai có smartphone. Nó có thể là các giao dịch cổ phiếu bạn muốn ủy quyền cho ai đó thực hiện. Nó có thể là một cuộc gọi tới ngân hàng có chứa các thông tin nhạy cảm. Năm ngoái, tổng thống Mỹ đã gọi cho tôi qua điện thoại di động của tôi và chúng tôi đã bàn bạc một số vấn đề. Nếu tin tặc nghe lén được cuộc gọi đó thì vô cùng rắc rối".

Các cuộc nói chuyện điện thoại giữa các nguyên thủ quốc gia cũng chẳng an toàn như chúng ta thường nghĩ
Các cuộc nói chuyện điện thoại giữa các nguyên thủ quốc gia cũng chẳng an toàn như chúng ta thường nghĩ

Lỗ hổng SS7 không phải vấn đề mới, nó đã được cảnh báo hồi tháng 8/2015. Tuy nhiên, nó vẫn tồn tại trong hệ thống tín hiệu được sử dụng bởi hơn 800 công ty viễn thông trên toàn thế giới. Hacker có thể nghe lén các cuộc nói chuyện, đánh cắp thông tin lưu trữ trên điện thoại và theo dõi vị trí của người dùng thông qua lỗ hổng này.
Lỗ hổng SS7 hoạt động như thế nào?
Hacker sẽ chuyển tất cả cuộc gọi đến một thiết bị ghi âm trực tuyến và sau đó tái định tuyến các cuộc gọi trở lại người nhận. Các bước di chuyển của nạn nhân cũng sẽ được theo dõi nhờ các công cụ hack khác. Vị trí của nạn nhân có thể được theo dõi qua bản đồ của Google.
Nohl cho biết lỗ hổng SS7 thực ra là một bí mật mở giữa các cơ quan tình báo trên thế giới. Và SS7 nằm trong các mạng di động.
"Vấn đề chỉ được giải quyết trên các mạng di động", Nohl nói. "Không có giải pháp toàn cầu cho SS7. Mỗi mạng di động cần có các hành động khác nhau để bảo vệ khách hàng của họ. Đó là một công việc rất khó khăn". Cũng theo Noal, tất cả các điện thoại điều giống nhau, chẳng có điện thoại nào bảo mật tốt hơn so với điện thoại khác.
Tham khảo Techworm

0 nhận xét
Nhãn:

“Gã khổng lồ già” IBM đang trải qua cơn ác mộng tồi tệ nhất trong 14 năm qua

Doanh thu thấp nhất trong vòng 14 năm trở lại đây, quý thứ 16 liên tiếp sụt giảm. Nhưng đối với gã khổng lồ IBM thì tất cả mới chỉ là bắt đầu.

IBM là một trong những gã khổng lồ của ngành công nghiệp công nghệ cao, là kẻ đi tiên phong trong các dịch vụ và phần cứng doanh nghiệp, điện toán đám mây và phân tích dữ liệu. Tuy nhiên mọi thứ đang thay đổi, những gì giúp IBM trở thành gã khổng lồ ngày xưa thì nay lại đang kéo doanh nghiệp này chìm xuống hố đen.
Báo cáo tài chính mới công bố của IBM cho thấy doanh thu quý tồi tệ nhất trong vòng 14 năm trở lại đây, khiến giá cổ phiếu sụt giảm tới 5% sau phiên giao dịch hôm thứ 2. So với quý trước đó, tổng doanh thu của công ty giảm 4,6% và đạt mốc 18,68 tỷ USD trong quý đầu tiên năm 2016.

Đây cũng là quý thứ 16 liên tiếp doanh thu của IBM sụt giảm. Nguyên nhân chính là do mảng kinh doanh truyền thống của công ty sụt giảm mạnh, đó là các dịch vụ và phần cứng cung cấp cho doanh nghiệp. Với mức sụt giảm tồi tệ nhất 22% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, mảng kinh doanh “Mệnh lệnh chiến lược” bao gồm điện toán đám mây, điện toán di động, phân tích dữ liệu tăng 14%. Nhưng cũng không đủ để vực dậy tình hình kinh doanh của cả công ty.

Cổ phiếu IBM vừa có phiên sụt giảm mạnh.
Cổ phiếu IBM vừa có phiên sụt giảm mạnh.

Chủ tịch và giám đốc điều hành Ginni Rometty cho biết: “Chúng tôi cảm thấy hài lòng với sự tăng trưởng của các mảng kinh doanh mới. IBM đã đi lên như là kẻ đi đầu trong ngành công nghiệp điện toán đám mây, phân tích dữ liệu. Tất cả đã giúp doanh thu của mảng kinh doanh Mệnh lệnh chiến lược tăng trưởng mạnh mẽ 2 con số, cao hơn đáng kể so với tốc độ tăng trưởng của thị trường”.
Mệnh lệnh chiến lược
Đây được coi là mảng kinh doanh mũi nhọn của IBM trong tương lai, khi mà mảng kinh doanh phần cứng và dịch vụ doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn. Theo báo cáo, doanh thu từ điện toán đám mây đã tăng trưởng 34% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thống kê 12 tháng gần đây, doanh thu từ điện toán đám mây đạt 10,8 tỷ USD. Trong khi đó, Amazon Web Services vẫn đang cố gắng chạm mốc 10 tỷ USD trong năm 2016. Đặc biệt là điện toán di động tăng trưởng 88%, cho thấy tiềm năng phát triển của các dịch vụ trên di động còn cao hơn rất nhiều so với các dịch vụ điện toán đám mây truyền thống.

Điện toán đám mây là tương lai.
Điện toán đám mây là tương lai.

Tổng doanh thu của mảng kinh doanh Mệnh lệnh chiến lược trong 12 tháng đạt 29,8 tỷ USD, chiếm tới 37% doanh thu của IBM. Đây cũng là quý đầu tiên IBM điều chỉnh báo cáo tài chính và công bố doanh thu của mảng kinh doanh này, bên cạnh các mảng kinh doanh truyền thống của công ty.
Nó cho thấy IBM đang cố gắng để tái cơ cấu lại các mảng kinh doanh cốt lõi, một phần lớn chi phí hoạt động của công ty là chuyển đổi các lực lượng lao động.
Trong khi các mảng kinh doanh truyền thống của IBM đều sụt giảm. Mảng kinh doanh giải pháp phần mềm giảm 1,7%; Dịch vụ kinh doanh toàn cầu giảm 4,3%; Hệ thống (bao gồm phần cứng và phần mềm doanh nghiệp) giảm 21,8%; Dịch vụ tài chính toàn cầu giảm 11,2%.
Thì Mệnh lệnh chiến lược là mảng kinh doanh duy nhất có tăng trưởng mạnh mẽ. Mặc dù hiện tại mảng kinh doanh này vẫn chưa thể giúp IBM thoát khỏi hố đen, nhưng sau khi tái cơ cấu và tập trung nguồn lực, Mệnh lệnh chiến lược hứa hẹn sẽ còn tăng trưởng mạnh hơn và giúp IBM thoát khỏi vực thẳm.
Trong khi đó, Amazon và Microsoft vẫn luôn phải dè chừng một “lão già” là IBM trong cuộc đua điện toán đám mây. Mặc dù đang trải qua thời kỳ tồi tệ nhất, nhưng đối với IBM đây mới chỉ là sự bắt đầu.
Tham khảo: Reuters, BI

0 nhận xét
Nhãn:

Cú chuyển mình đau đớn của IBM vẫn còn chưa kết thúc

IBM gần đây đã công bố doanh thu hàng quý. Như nhiều nhà phân tích đã dự đoán, nếu so sánh với các năm trước đó, gã khổng lồ công nghệ lại vừa trải qua quý thứ 16 trên đà suy thoái.

Doanh thu quý đầu năm nay của IBM là 18,7 tỷ USD, giảm 5% so với cùng kỳ năm trước.

Mức thay đổi doanh thu theo quý hàng năm của IBM
Mức thay đổi doanh thu theo quý hàng năm của IBM

Công ty hiện đang trong quá trình tổ chức lại cơ cấu vận hành. CEO Ginni Rometty đang nỗ lực kéo đà tăng trưởng của IBM trở lại với một loạt các sáng kiến được coi là “mệnh lệnh chiến lược” bao gồm các mảng điện toán đám mây, phân tích dữ liệu và phần mềm trí tuệ nhân tạo Watson. IBM vẫn đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu từ các mảng dịch vụ và phần cứng đắt đỏ nhưng suy thoái và được đưa tin là gần đây đã sa thải một loạt nhân viên tại Mỹ.
Theo các nguồn tin thì khả năng cao IBM sẽ thay thế những nhân viên này bằng nhân lực giá rẻ tại Ấn Độ, mặc dù IBM vẫn một mực khẳng định chuyện sa thải 1/3 số nhân viên tại Mỹ là hoàn toàn không có thật.

Doanh thu hàng năm của IBM (Đơn vị: Tỷ USD)
Doanh thu hàng năm của IBM (Đơn vị: Tỷ USD)

Trong tương lai gần, IBM sẽ đặt cược vào lĩnh vực IoT, dịch vụ video streaming theo yêu cầu, an ninh mạng và phần mềm AI Watson. CEO Rometty cam kết sẽ đầu tư hơn 1 tỷ USD cho Watson cũng như mở các văn phòng đại diện phần mềm này tại New York, San Francisco và Cambridge, Mỹ. Watson đã vượt qua thử thách được các nhà nghiên cứu của IBM thiết kế và thay người tham gia game show Jeopardy với hệ thống AI có khả năng phân loại một lượng dữ liệu khổng lồ, phân tích cảm xúc trong các đoạn văn viết hay nói và gợi ý thông tin dựa trên các mẫu lặp đi lặp lại. Watson cũng được sử dụng vào chẩn đoán ung thư, tìm mã số thuế và biết đâu một ngày nào đó sẽ là dự đoán động đất, thời tiết thay người.
Hoạt động đã gần 1 thế kỷ với nhiều biến động lên xuống, IBM hiện vẫn mang đến chút hy vọng cho các nhà đầu tư. Tại phòng nghiên cứu của hãng ở New York, một nhóm các nhà khoa học vẫn đang miệt mài nghiên cứu các công nghệ mới có tiềm năng mang lại lợi ích lớn lao cho IBM cũng như cho nhân loại, từ những nỗ lực mở khóa điện toán lượng tử cho đến thứ được coi là cuộc cách mạng tiếp theo sau vi xử lý máy tính hay mang công nghệ AI vào môi trường làm việc chuyên nghiệp.
Tương lai xa của IBM có vẫn còn nhiều hứa hẹn nếu công ty có thể kiên trì theo đuổi đến cùng.
Tham khảo Quartz

0 nhận xét
Nhãn:

Facebook nay không còn là Facebook xưa, chỉ chăm "hút máu" người dùng

Tận dụng ngôi vị là mạng xã hội lớn nhất toàn cầu, Facebook có đang lạm dụng công nghệ của mình quá mức để kiếm tiền từ cộng đồng người dùng đông đảo? Bài viết dưới đây sẽ đi sâu vào làm rõ hơn vấn đề này.

Một trong những câu hỏi về Facebook rất được quan tâm gần đây trên mạng hỏi đáp Quora là “Facebook kiếm tiền như thế nào?”. Câu trả lời nhận được nhiều hưởng ứng (upvote) nhất là ý kiến cho rằng Facebook hiện nay chính là một công ty thuốc lá trong kỷ nguyên số: Nó khiến bạn nghiện đến mức không dứt ra được dù biết là không tốt chút nào.
Việc nó có thể gây hại cho người dùng là một tác dụng phụ nhưng cũng chính là yếu điểm lớn nhất của mô hình kinh doanh Facebook đang vận hành.

Mô hình hoạt động của Facebook tưởng chừng rất đơn giản với 3 bước: (1) Tạo một nơi cho người dùng chia sẻ nội dung, thông tin với nhau; (2) Trình bày những nội dung này sao cho hấp dẫn, lôi cuốn người dùng càng lâu càng tốt; (3) Chạy các nội dung được tài trợ (quảng cáo) phù hợp tới người dùng. Vậy điều gì khiến nó có thể trở nên nguy hại?
1. Hệ thống trí tuệ nhân tạo học hành vi người dùng
Facebook có trong tay đội ngũ các chuyên gia về trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới với nhiệm vụ chủ yếu là thiết lập một hệ thống máy học giúp giữ chân người dùng ở mức tối đa. Hệ thống này liên tục học và nhận diện các tương tác của bạn trên Facebook rồi chọn lọc nội dung hiển thị trên News Feed của bạn.
Nếu bạn thường xuyên like, comment bài đăng của một người bạn hay page nào đó, Facebook sẽ dùng nhiều cách gợi ý cho bạn xem bài đăng của những người bạn hoặc page đó. Những điều tưởng như “phục vụ sở thích người dùng” này rất dễ biến bạn thành con nghiện quá đà: Hãy nghĩ về việc tại sao bạn khó có thể ngừng check Facebook liên tục hay tại sao bạn cứ kéo mãi News Feed không biết chán?
Đơn giản là bạn càng dùng nhiều thì hệ thống AI càng hiểu rõ hơn về bạn và càng hiển thị được những thứ bạn yêu thích. Về cơ bản Facebook không muốn xâm hại quyền riêng tư của người dùng nhưng lại muốn sử dụng ý nghĩ của họ để khiến họ kéo News Feed nhiều hơn.

Thậm chí hồi năm 2014, Facebook cũng từng phải đối mặt với làn sóng phản đối lớn khi tiết lộ đã bí mật thực hiện các thí nghiệm kiểm soát cảm xúc của hàng trăm nghìn người dùng bằng cách khống chế các thông tin sẽ xuất hiện trên News Feed nhằm test xem liệu người dùng sẽ phản ứng ra sao qua quá trình “lây lan cảm xúc” khi xem các loại update nhất định từ bạn bè hay page họ theo dõi.
Mặc dù đại diện Facebook khẳng định việc nghiên cứu này chỉ để hiểu cách mọi người phản ứng với các loại thông tin khác nhau nhưng các ý kiến phản đối cho rằng nhiều khả năng nó sẽ được dùng vào thương mại và chính trị mà cụ thể là chạy quảng cáo hay các chiến dịch tranh cử bằng cách cố tình khiến cho người dùng cảm thấy vui vẻ hay buồn bực khi lướt News Feed của họ để kích thích họ thực hiện một hành động gì đó mong muốn.
Clay Johnson, đồng sáng lập Blue State Digital trong một bài viết trên Twitter có đặt ra câu hỏi:“Liệu CIA có thể thao túng cách mạng ở Sudan bằng việc gây áp lực khiến Facebook phải chạy các nội dung kích thích bất mãn tới người dân nơi đây? Liệu chuyện này có còn hợp pháp?”
2. Chạy quảng cáo vô tội vạ
Quảng cáo chiếm hơn 80% doanh thu của Facebook nên lẽ đương nhiên người dùng không còn xa lạ gì với các bài viết “được tài trợ” tùm lum của Facebook. Theo đúng như mô hình kinh doanh thì Facebook sẽ bán “độ nghiện” của bạn cho các nhà quảng cáo. Nếu như trên PC, Facebook liên tục cho chạy cột quảng cáo chiếm diện tích gần bằng cột hiện tin thì trên điện thoại, công ty lại tích cực cho chạy các bài viết được tài trợ chèn trong cột tin, đôi khi còn cùng dạng hiển thị với các site thương mại điện tử để gợi ý được nhiều sản phẩm hơn.
Thời gian gần đây, công ty tiếp tục đưa ra cũng như thử nghiệm các loại hình quảng cáo mới như ads chạy trong video và chia sẻ doanh thu với người tạo video tương tự Youtube nhưng khôn khéo hơn ở chỗ không cho chạy ad ngay trước khi người dùng xem video họ muốn (rất dễ gây khó chịu) mà chạy chèn vào các video gợi ý sau khi người dùng đã xem hết một video nào đó và chạy có tiếng chứ không ở chế độ im lặng như các video autoplay trên News Feed.

Quảng cáo video của Facebook
Quảng cáo video của Facebook

Một phương án quảng cáo khác Facebook đang chuẩn bị triển khai là cho phép người dùng gắn quảng cáo vào các bài viết để chia sẻ doanh thu với hãng. Đây sẽ lại là một miền đất hứa khác cho các nhà quảng cáo hay các doanh nghiệp nhưng có lẽ không phải một tin vui với người dùng trước nguy cơ sẽ đụng phải quảng cáo mọi lúc mọi nơi trên Facebook, kể cả từ những bài đăng của bạn bè.
Nguy cơ chẳng mấy chốc Facebook có thể biến thành bức tường ảo treo đầy những quảng cáo khác nhau với toàn các loại tin bài, video “rác” được đưa lên để hút view và click kiếm tiền có vẻ đang đến gần. Các nội dung chất lượng cũng dễ bị ảnh hưởng khi chìm trong biển nội dung quảng cáo.
Trong tương lai liệu Facebook có còn là nơi con người ta có thể thoải mái chia sẻ những khoảnh khắc đời thường với nhau hay không vẫn còn là một câu hỏi lớn trông chờ vào quyết định của Mark và các đồng sự.

0 nhận xét
Nhãn:

Google vừa chọc tức toàn bộ ngành công nghiệp truyền hình

Chưa thỏa mãn với việc chiếm được một lượng lớn thị phần quảng cáo từ truyền hình, Google mới đây đã có bước đi xa hơn khi thông báo các đoạn video quảng cáo trên Youtube thu hút người xem mua sản phẩm nhiều hơn hẳn quảng cáo truyền hình.

Matt Britin, giám đốc cấp cao của Google tại Châu Âu đã nói trước ông sẽ phát biểu trong Tuần lễ Quảng cáo sắp tới rằng 80% các chiến dịch quảng cáo trên Youtube đạt hiệu quả cao hơn trên TV.

Theo lời Lucien van der Hoeven, giám đốc EMEA tại MarketShare, một trong số những công ty được Google mời tham gia thực hiện báo cáo của Google thì “Chúng tôi phát hiện ra rằng trong khi quảng cáo TV vẫn có sức ảnh hưởng trong kỷ nguyên số này thì video số lại chưa được đầu tư đúng mực, nhất là trong một số mảng chúng tôi khảo sát ở Anh, Pháp và Đức”.
Britin cũng sẽ kêu gọi các nhà quảng cáo nên dành gấp 6 lần ngân sách cho quảng cáo hiện nay nếu họ muốn thu về lợi nhuận mong muốn.
Hẳn nhiên là các nhà sản xuất truyền hình không hề thích điều này. Đứng đầu làn sóng phản đối có Thinkbox, bộ phận marketing đứng sau Sky, ITV và Channel. Một vị đại diện từ Thinkbox có phát biểu “Truyền hình vẫn giúp các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu tốt hơn và thu về lợi nhuận cao hơn”.
Vị đại diện này cũng khẳng định các hãng quảng cáo lớn vẫn thích chạy các quảng cáo mũi nhọn của mình trong các show hot như Limitless on Sky thay vì những video đông lượt xem nhưng đầy thảm họa trên Youtube.
Tuy nhiên, các nghiên cứu sâu hơn cũng chỉ ra rằng nhóm khách hàng 16-24 tuổi hiện không còn xem TV nhiều nữa mà chuyển qua xem những video thảm họa lãng nhách trên Youtube.
Trên thực tế, giới trẻ ngày nay dành nhiều thời gian xem các ấn phẩm online hơn là xem các chương trình được lên lịch sẵn như trên TV.
Vậy nên dù rằng Google đang chiếm phân khúc tầm thấp hơn trên địa hạt quảng cáo thì thị phần của hãng vẫn đang tăng ở mức 40% hàng năm. Nếu bạn là một nhà quảng cáo muốn hướng tới đối tượng người trẻ tuổi thì đây vẫn thực sự là một miền đất không thể ngó lơ.
Tham khảo The Next Web

0 nhận xét
Nhãn: ,

Ứng dụng Microsoft Translator trên Android đã có khả năng dịch trực tiếp hình ảnh

Trong khi tính năng này đã xuất hiện trên phiên bản iOS từ tháng Hai vừa qua.

Cách dùng ứng dụng dịch hình ảnh của Microsoft Transalator rất đơn giản: bạn hướng camera điện thoại của bạn vào một biển hiệu hay menu nào đó. Chỉ cần ngôn ngữ trên đó là một trong số 21 ngôn ngữ được hỗ trợ, ứng dụng sẽ dịch nó trên màn hình theo thời gian thực. Phiên bản trên iOS của ứng dụng này đã xuất hiện tính năng này vào tháng Hai vừa qua, và giờ đến nó mới cập bến tren Android. Nhưng trong bản cập nhật lần này, cũng bổ sung thêm một số ngôn ngữ và tính năng khác.

Giống như phiên bản trên iOS, ứng dụng này cũng cho phép lưu lại hình ảnh, nhưng nó sẽ được ghi chú rằng Windows Phone đã có tính năng dịch hình ảnh từ 2010. Tính năng này được cung cấp bởi thuật toán học sâu Deep Learning thuộc sở hữu của Microsoft, và nó đang được sử dụng cho các tùy chọn máy dịch trên Bing và Skype. Khả năng dịch này dường như tiến bộ hơn so với mô hình thống kê và dựa trên đóng góp của đám đông như Google Translate. Trên thực tế, ứng dụng Google Translate trên Android đã có khả năng dịch hình ảnh ít nhất từ tháng Tám 2012. Vì vậy điều này không có gì là thực sự đột phá.
Ứng dụng trên Android cũng có khả năng dịch Inline, cho phép người dùng có thể di chuột qua các đoạn text để nhanh chóng chuyển chúng sang bất kỳ ngôn ngữ nào trong thư viện trực tuyến với hơn 50 thứ tiếng khác nhau. Cuối cùng bản cập nhật này cho Android bổ sung 34 ngôn ngữ khác nhau có thể tải xuống để dịch offline, nâng tổng số ngôn ngữ có thể dịch offline lên 43.
Tham khảo Engadget

0 nhận xét
Nhãn:

Ngành công nghiệp truyền hình phản pháo lại phát ngôn táo tợn của Google ra sao?

Google mới đây đã có phát ngôn trêu tức giới làm truyền hình khi khẳng định quảng cáo trên Youtube hiệu quả hơn quảng cáo TV trong một báo cáo gần đây.

Matt Brittin, giám đốc cấp cao của Google tại Châu Âu tiết lộ một bản báo cáo về các chiến dịch quảng cáo tại 8 nước cho thấy phải đến 80% các chiến dịch này đạt hiệu quả gấp bội khi quảng cáo trên Youtube so với trên TV.

Bản phân tích 56 trường hợp thực hiện bởi các nhóm đối tác nghiên cứu của Google cho thấy các nhà quảng cáo nên chi gấp 6 lần ngân sách họ đang dành cho Youtube hiện nay.
Theo lời Lucien van der Hoeven, giám đốc EMEA tại MarketShare, một trong số những công ty được Google mời tham gia phân tích thì “Chúng tôi phát hiện ra rằng trong khi quảng cáo TV vẫn có sức ảnh hưởng trong kỷ nguyên số này thì video số lại chưa được đầu tư đúng mức, nhất là trong một số mảng chúng tôi khảo sát ở Anh, Pháp và Đức”.
Bản báo cáo được lên kế hoạch để trình bày tại Tuần lễ Quảng cáo Châu Âu tới đây với tựa đề“Cách mạng (ngành công nghiệp giải trí) sẽ không còn xảy ra trên TV nữa”, và đã ngay lập tức dấy lên làn sóng phẫn nộ từ các nhà sản xuất truyền hình.
Thinkbox, bộ phận quảng cáo truyền hình đứng sau ITV, Channel 4 và Sky cho rằng phân tích trên đã bỏ lỡ một điểm quan trọng về quảng cáo truyền hình. Giám đốc nghiên cứu và kế hoạch của Thinkbox Matt Hill cho rằng “Giá trị cốt lõi của quảng cáo truyền hình không chỉ là lợi ích thu về (khiến nhiều người mua hàng hơn) mà chính là việc nó giúp các doanh nghiệp thu được mức lợi nhuận cao nhất trong số các kênh quảng cáo.”

Giảm đốc cao cấp Matt Britin tại Tuần lễ Quảng cáo Châu Âu
Giảm đốc cao cấp Matt Britin tại Tuần lễ Quảng cáo Châu Âu

Thinkbox cho biết việc các thương hiệu tăng mạnh ngân sách cho quảng cáo trên Youtube không khác gì tự bắn vào chân. Lý do là bởi số lượt view trên Youtube không hề cao, hơn nữa hầu hết các nội dung trên Youtube là những thứ “ít mang lại giá trị” do người dùng tự đưa lên chứ không phải những show truyền hình hay giải trí chất lượng cao mà các nhà quảng cáo muốn hợp tác.
Hill nhận định: “Nội dung trên Youtube toàn là những thứ do người dùng tự tạo và trang này chỉ có thể thỏa mãn các nhà quảng cáo bằng cách cố kiếm tiền từ những nội dung như vậy. Truyền hình không phải chịu vấn đề này bởi nó có tiềm lực sản xuất nội dung cũng như hiệu quả mang lại lợi ích cao đã được minh chứng bấy lâu nay.”
Việc đưa ra nghiên cứu này cũng như cho một nhà quảng cáo phát biểu việc các doanh nghiệp nên chi nhiều hơn cho quảng cáo Youtube chính là miếng đòn mới nhất của Google đối với ngành công nghiệp truyền hình.
Vào tháng 10 năm ngoái, Eileen Naughton, giám đốc trụ sở Anh và Ireland của Google có nói với các nhà quảng cáo rằng họ nên dành 1/4 ngân sách cho quảng cáo truyền hình vào Youtube nếu muốn truyền thông tới đối tượng 16 đến 24 tuổi. Thinkbox đã dành nhiều tháng trời thực hiện nghiên cứu riêng và đưa ra phản đòn tới Google, khẳng định nhóm đối tượng 16 đến 24 tuổi hiện chỉ dành 10,3% tổng thời gian xem video của mình trên Youtube.
Nghiên cứu của Thinkbox cũng khẳng định nhóm người dùng này cũng chỉ dành 1,4% thời gian xem video của mình vào các mẩu quảng cáo trên Youtube.
Thinkbox chỉ ra rằng những lời bình luận của các nhà quảng cáo trong báo cáo của Google không thật sự cho thấy họ tin vào việc cắt chi phí quảng cáo truyền hình sang cho Youtube. Mars and Danone đã dẫn lời các khách hàng chỉ ra rằng Youtube chỉ là một mảng chính trong các kênh phụ thêm cho quảng cáo truyền hình.
Hill cho biết “Online video sẽ ngày càng phát triển và nên được đầu tư bằng tiền rút từ các kênh quảng cáo thiếu hiệu quả khác, như đặt banner quảng cáo online chẳng hạn, chứ không phải là rút từ quảng cáo TV. Báo cáo đó của Google chỉ cho thấy quảng cáo video online là một kênh hiệu quả hơn các dạng quảng cáo online khác mà thôi. Các nhà quảng cáo tham gia vào nghiên cứu này nên nhìn nhận quảng cáo Youtube như một kênh phụ thêm chứ không phải một kênh thay thế cho quảng cáo truyền hình.”
Tham khảo The Guardian

0 nhận xét
Nhãn:

“Con hổ” Samsung đang nhăm nhe rời bỏ “khu rừng” Android

Đối tác phần cứng lớn nhất của Google đang tích cực xây dựng hệ sinh thái của riêng mình.

Với việc ra mắt mẫu điện thoại chủ lực mới, Galaxy S7 , Samsung đã thành công trong việc giảm giá thành, thu gọn số dòng sản phẩm, và kiểm soát được nguồn cung linh kiện. Sau khi quá trình chuyển đổi sang thiết kế và vật liệu cao cấp kiểu iPhone của Galaxy S6 gặp trục trặc trong năm ngoái, doanh số bán hàng của Samsung đã tăng mạnh trở lại trong năm nay.
Đó là tín hiệu đáng hoan nghênh cho nhà sản xuất đứng đầu thị trường smartphone Android này. Tuy nhiên, Samsung đã chứng kiến các đối thủ gục ngã đủ nhiều trong những năm qua để biết được thời thế thay đổi nhanh như thế nào. Samsung tiếp tục giữ vị trí nổi bật so với đối thủ cạnh tranh nhờ các tính năng mới như màn hình cong của dòng điện thoại Edge. Sản phẩm này có chất lượng tốt hơn so với các điện thoại màn hình cong khác như LG Flex và BlackBerry Priv.
Nhưng Samsung cũng thừa nhận rằng sự khác biệt phải đến từ bên ngoài thiết bị phần cứng, điều chỉ có thể đạt được khi hãng thoát khỏi sự phụ th uộc vào hệ điều hành của Google.
Khởi đầu tham vọng
Trong những ngày đầu ra mắt dòng điện thoại Galaxy S, Samsung đã thể hiện sự khác biệt trên thị trường Android chật chội bằng giao diện người dùng TouchWiz đầy phô trương. Giao diện này ưu tiên những khác biệt về tính thẩm mỹ thay vì tập trung vào cải thiện tính năng. Khi doanh số của công ty tăng, sự cạnh tranh cũng lớn theo. Samsung phải đối mặt với ngày càng nhiều các thách thức từ Google khi người dùng thích trải nghiệm Android thuần túy hơn, và từ các đối thủ cạnh tranh như Motorola và HTC.
Các hãng này đã giảm hoặc loại bỏ các tùy biến Android. Samsung cũng tìm cách xây dựng kho ứng dụng của riêng mình bằng Galaxy Apps và các dịch vụ âm nhạc và video. Song, những nỗ lực này đã không được người dùng tích cực đón nhận.

Sau khi đạt được những thành tựu hạn chế trên những mặt trận này, Samsung đã tìm cách khác để vượt lên các nhà sản xuất Android còn lại, đặc biệt là ở những vùng đất mới bên ngoài điện thoại. Chẳng hạn, rất lâu trước khi Google ra mắt Google TV hay Android TV, Samsung đã phát triển giao diện người dùng TV của mình.
Mặc dù Samsung là một trong những nhà sản xuất smartwatch chạy bằng Android đầu tiên, hầu hết hoạt động phát triển đồng hồ của Samsung tập trung vào hệ điều hành Tizen. Đây là giải pháp nhằm tránh sự phụ thuộc vào hệ điều hành Android của Google. Samsung cũng phát triển Samsung Connect Auto. Thay vì cạnh tranh trực tiếp với Android Auto của Google, Samsung Connect Auto được xem như một phụ tùng thay thế, kết nối qua cổng ODB của ô tô và tập trung vào các tính năng khác như tạo ra Wi-Fi hotspot. Phần mềm này cũng chạy trên hệ điều hành Tizen và có thể trở thành nền tảng cho các ứng dụng ô tô.
Mặc dù Samsung đã phát triển kính thực tế ảo Gear VR cho smartphone, hãng đã không dùng hệ thống Cardboard của Google. Thay vào đó, Samsung đã dùng hệ thống Oculus, được sở hữu bởi một trong những đối thủ đáng sợ nhất của Google là Facebook. Ngoài ra, Samsung không chỉ đặt cược vào duy nhất hệ điều hành Tizen của mình. Mặc dù điện thoại chạy bằng Windows Phone của Microsoft không được ưa chuộng bằng các thương hiệu Android khác, dòng máy tính bảng Galaxy Tab Pro Windows của Samsung đã có thể sánh với các máy tính bảng của Android.
Thiết bị này tỏ ra là thành công hơn bất cứ sản phẩm chạy bằng Windows nào khác. Đây cũng là thiết bị chạy bằng Windows đầu tiên của Samsung được gắn với thương hiệu Galaxy nổi tiếng. (Dòng máy tính bảng ATIV chạy trên Windows trước đó đã không được người dùng ưa chuộng).
Để trứng vào nhiều giỏ
Bằng việc vận hành sản phẩm trên ba hệ điều hành khác nhau: Tizen cho smartwatch và tivi, Android cho smartphone và Windows cho máy tính bảng và laptop, Samsung đã tự làm khó mình về tính nhất quán của trải nghiệm người dùng, điều mà Apple và Google chẳng bao giờ phải bận tâm. Nhưng bù lại, Samsung cũng có cơ hội phát triển trên nhiều nền tảng khác nhau mà các hãng khác không có. Vào tháng 2/2015, Samsung đã mua lại LoopPay. Đây là start-up cung cấp các giải pháp thanh toán di động, áp dụng được cho cả đầu đọc thẻ từ đời cũ mà không bị giới hạn bởi công nghệ NFC như của Android Pay và Apple Pay.

Để được thị trường chấp nhận, công nghệ của LoopPay cần được nhúng vào smartphone. Và chẳng có “tổ ấm” nào tốt hơn Samsung cho công nghệ này. Dưới cái tên Samsung Pay, công nghệ này đã được triển khai cho các dòng Galaxy S mới. Samsung đã quảng cáo công nghệ này là đa năng hơn Android Pay và Apple Pay, khi công nghệ của Google và Apple không áp dụng được cho đầu đọc thẻ từ. Điều này có nghĩa là khách hàng của Samsung có thể thanh toán ở số lượng cửa hàng lớn hơn rất nhiều so với Android Pay và Apple Pay, vốn chỉ có thể dùng công nghệ NFC.
Đối với Samsung, việc phát triển ra ngoài nền tảng của Android đem lại cơ hội lớn với rủi ro tối thiểu. Nếu các sản phẩm đồng hồ, thực tế ảo, ô tô và tivi chạy bằng Android được người dùng nhiệt tình đón nhận, Samsung có thể từ bỏ các hệ điều hành còn lại. Giống như khi lần đầu tiên Samsung gia nhập thị trường smartphone cảm ứng vào năm 2008, hãng đã từ bỏ Instinct, dòng điện thoại phổ thông không chạy trên Android của mình.
Samsung đã không cố biến Instinct thành sản phẩm chủ lực của mình, mà sử dụng nó để làm bàn đạp cho sự phát triển sau này. Samsung đã sử dụng danh tiếng của thương hiệu điện thoại phổ thông hàng đầu còn sót lại để củng cố vị thế trên thị trường smartphone sau này. Đó là lý do tại sao Samsung đang theo đuổi chiến lược phát triển trên nhiều hệ điều hành như hiện nay.
Tham khảo: fastcompany

0 nhận xét
Nhãn:

Thất bại với smartphone, Intel quyết phục thù trên mặt trận giá trị 191 tỷ USD

Công cuộc cách tân lại mình liệu có giúp Intel giành được phần thắng trên thị trường chip và điện toán khốc liệt?

Khi Intel công bố quyết định sa thải 12.000 nhân viên trong nỗ lực tái cơ cấu công ty thời kỳ máy tính cá nhân đã bão hòa, vẫn còn một mảng đáng lưu ý mà báo giới ít nhắc đến: điện thoại di động.
Các báo đều đưa tin hãng sản xuất chip hàng đầu thế giới đã cắt giảm 11% nhân lực toàn cầu“trong tiến trình tăng tốc cho cuộc cách mạng chuyển dịch công ty từ một nhà sản xuất chip máy tính sang thành một gã khổng lồ về điện toán đám mây và các thiết bị thông minh.” Thế nhưng những bài báo này không hề đề cập gì đến mảng sản xuất smartphone của công ty, có chăng chỉ gộp chung vào “các thiết bị thông minh” nhưng không nói rõ là gì.

Để làm rõ điều này, bạn phải hiểu Intel thực chất không phải một hãng sản xuất PC hay smartphone mà là một công ty điện toán đám mây.
Cho dù bạn có nghĩ sao về cái tên mới này thì Intel cũng thực sự có một bước đệm vững chãi trong lĩnh vực này rồi. Theo báo cáo của Forrester Research, điện toán đám mây, cách thức cho phép các doanh nghiệp xây dựng và vận hành một lượng lớn các phần mềm mà không cần cài đặt máy chủ hay trung tâm dữ liệu của riêng mình, là một thị trường có giá trị được dự đoán sẽ đạt tới 191 tỷ USD vào năm 2020. Và chính Intel là nhà cung cấp các bộ chip xử lý trong hàng trăm ngàn máy chủ đang vận hành các dịch vụ điện toán đám mây trên thế giới, bao gồm cả các máy chủ của Amazon, Google và Microsoft.
Cứ cho là thị trường PC đang đi đến đường cùng thì Intel cũng đã là một nhà sản xuất chip máy tính và smartphone cực kỳ thành công. Lẽ đương nhiên Intel có quyền tái cơ cấu chính mình thành một công ty dịch vụ điện toán đám mây – và theo như báo chí đưa tin – có thể là một trung tâm dữ liệu khổng lồ. Trên thực tế, Intel đã chiếm phần áp đảo tất cả các trung tâm dữ liệu toàn câu chứ không phải chỉ các trung tâm dữ liệu của vài ông lớn về điện toán đám mây. Theo số liệu của IDC, Intel hiện đang kiểm soát tới 99% thị phần chip cho các máy chủ trên toàn thế giới, và nay đã đến lúc Intel nổi lên giành quyền thống trị.

Cơ cấu thị phần điện toán đám mây hiện nay - Intel vẫn chưa thực sự cất bước
Cơ cấu thị phần điện toán đám mây hiện nay - Intel vẫn chưa thực sự cất bước

Trong tương lai chip Intel có còn được ưu ái?
Intel đang thấy trước tương lai tiêu dùng sẽ đi về đâu (chuyển dịch từ PC sang các thiết bị như smartphone hay tablet), và hãng cũng thấy trước sự chuyển dịch trong cách thức vận hành của các doanh nghiệp (đưa hết dữ liệu lên “mây” khi các doanh nghiệp muốn phổ cập dịch vụ của họ trên smartphone và tablet). Tuy nhiên, cùng lúc đó, hãng cũng nhận ra rằng mình không có thế mạnh về sản xuất smartphone.
Cho dù chắc chắn công ty vẫn sẽ cố gắng sản xuất các con chip và các thiết bị kết nối mạng nhưng ít nhất sau khi sa thải một loạt nhân viên, Intel cũng hiểu rằng hãng không thể xây dựng hình ảnh của mình là một nhà sản xuất smartphone được. Đây là một cơ hội Intel đã bỏ lỡ từ nhiều năm nay.
Về mảng IoT (các thiết bị thông minh kết nối Internet) thì Intel lại chưa hề bị bỏ xa. Tuy nhiên tương lai mảng công nghệ này vẫn chưa được định hình nên ít nhất ở thời điểm hiện tại thật khó nói trước Intel sẽ đi đến đâu với nó. Theo lời Patrick Moorhead, chủ tịch đồng thời là chuyên viên phân tích của Moor Insights and Strategy, công ty nghiên cứu đã dõi theo từng bước phát triển của Intel thì “Hiện tại chưa có bên nào thực sự mạnh về IoT cả”. Có thể thấy Intel đã khá thành thực khi nhận định “điện toán đám mây và IoT sẽ là các mảng kinh doanh lớn nhất của Intel trong tương lai.”
Thế nhưng ngay cả trong địa hạt điện toán đám mây, Intel cũng sẽ phải đối mặt với cạnh tranh khốc liệt từ các ông lớn khác. Hiện các gã khổng lồ công nghệ, bao gồm cả những cái tên nổi danh trong mảng điện toán đám mây đều đang chạy đua phát triển một công nghệ AI mới là deep learning. Đây là công nghệ đứng sau tất cả những thao tác thông minh từ nhận diện hình ảnh, giọng nói cho đến cỗ máy tìm kiếm của Google. Tuy nhiên, deep learning lại phụ thuộc vào các chip xử lý đồ họa (GPU) – thứ mà Intel không thực sự cung cấp.
Chính vì vậy mà Intel cung cấp giải pháp thay thế - một loại chip được gọi là FPGA. Thế nhưng hiện nay, GPU vẫn là nền tảng của công nghệ AI. Và khi AI ngày càng trở nên phổ biến, vị thế của Intel sẽ ngày càng suy giảm trước các đối thủ sản xuất GPU như nVidia. Nỗ lực thay đổi mình của Intel là rất đáng ghi nhận, nhưng tương lai vị thế của hãng sẽ ở đâu trên bản đồ điện toán đám mây thì chưa ai có thể nói trước.

0 nhận xét
Nhãn:

10 năm trước, Intel đã mắc sai lầm khủng khiếp để rồi hôm nay, 12.000 người phải trả giá cho họ

Intel chính là ví dụ mới nhất cho sự chậm thích nghi với các đột phá công nghệ để rồi dần tự hủy hoại mình.

Tháng 6 năm 2005 có vẻ là thời điểm thắng lớn của Intel. Hãng sản xuất chip khổng lồ đã thâu tóm toàn bộ thị trường máy tính chạy Windows. Ngay sau đó, Steve Jobs cũng thông báo tại Hội nghị các nhà phát triển toàn cầu của Apple rằng các máy tính của hãng trái táo khuyết cũng sẽ chuyển sang chạy chip Intel. Thông báo này đã chính thức đánh dấu mốc thống trị thị trường chip máy tính toàn thế giới của Intel.
Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ máy tính cá nhân đang hết thời. Apple cũng đã chuyển sang tập trung vào iPhone, mở ra cả một kỷ nguyên smartphone dài rộng phía trước. Và Intel đã từng từ chối cơ hội sản xuất vi xử lý cho iPhone vì nghĩ rằng Apple sẽ không thể bán đủ lượng máy cần thiết để bù đắp cho chi phí phát triển loại chip này!

Tuần qua, Intel vừa buộc phải thông báo sa thải 12.000 nhân viên, 11% nhân lực của hãng trong nỗ lực cứu vớt các mảng kinh doanh thời kỳ PC xuống dốc. Intel hiện không phải một tay chơi lớn trong thị trường vi xử lý smartphone – iPhone, iPad và cả các máy Android hầu hết đều dùng các loại chip nền ARM, đối thủ của Intel.
Mặc dù Intel hiện vẫn đang thu về lợi nhuận khá cao mà theo như thông báo là vào khoảng 2 tỷ USD cho quý đầu năm 2016, tăng trưởng của hãng đã chững lại và các nhà đầu tư phố Wall bắt đầu lo lắng.
Rõ ràng là Intel đã bỏ lỡ cơ hội vàng với iPhone. Nhận định sai lầm của hãng cũng chính là một ví dụ điển hình của thứ mà bậc thầy kinh doanh Clay Christensen gọi là “công nghệ đột phá” (disruptive technology) – những công nghệ mới có khả năng phá hủy hay thay đổi hoàn toàn bộ mặt của một ngành công nghiệp nào đó. Thuật ngữ “đột phá” (disruption) đã trở nên quá thời thượng đến mức bị lạm dụng trong giới công nghệ ngày nay. Tuy nhiên, Christensen đã đưa ra một định nghĩa chuẩn xác hơn cho thuật ngữ này, đồng thời cũng thể hiện chính xác hiện trạng của Intel: một công nghệ giá rẻ, giản đơn, thu về lợi nhuận biên thấp hơn nhưng lại dần gặm nhấm toàn bộ thị trường và khiến cho các công nghệ trước nó phải hít khói.
Intel chính là ví dụ mới nhất cho sự chậm thích nghi với các đột phá công nghệ để rồi dần tự hủy hoại mình.
Smartphone cần một loại chip khác với PC

Nhà đồng sáng lập Intel Andy Grove trong một sự kiện năm 1999
Nhà đồng sáng lập Intel Andy Grove trong một sự kiện năm 1999

Chính Intel đã phát minh ra chip chuẩn x86 và được IBM lựa chọn cho các dòng máy tính của mình từ năm 1981. Kể từ sau đó, chip Intel đã trở thành chuẩn mực cho các máy tính chạy Windows. Khi kỷ nguyên máy tính cá nhân bùng nổ hồi thập niên 1980, 1990, Intel đã nhanh chóng trở thành gã khổng lồ trong ngành.
Chìa khóa thành công của hãng là chất lượng sản phẩm. Các con chip với xung nhịp cao hơn có khả năng xử lý tác vụ và chạy nhiều ứng dụng cùng lúc nhanh hơn. Trong những năm 1990, Intel và các đối thủ đã chạy đua nâng cao hiệu suất mHz – thước đo số lượng bước/tác vụ một con chip có thể xử lý trong 1 giây.
Có một thứ nhà sản xuất chip khổng lồ này không hề để mắt đến là điện năng tiêu thụ. Những con chip xung nhịp cao thường tiêu tốn nhiều điện năng hơn. Điều này vẫn chưa thực sự đáng bận tâm bởi thường máy tính bàn cũng như laptop vẫn luôn được cắm điện khi sử dụng.
Thế nhưng đến cuối những năm 2000, điện năng tiêu thụ lại dần trở thành một vấn đề khổng lồ khi thị trường bắt đầu chuyển sang tôn sùng smartphone và tablet. Người dùng luôn muốn sử dụng những thiết bị cầm tay này cả ngày chỉ với 1 lần sạc. Và những con chip x86 của hãng thực sự không thể đáp ứng nổi yêu cầu đó.
Chính vì vậy mà các nhà sản xuất smartphone lần lượt chuyển sang dùng các loại chip nền ARM. Được phát triển bởi công ty ARM Holdings ở Anh, chip nền ARM được thiết kế phù hợp với các thiết bị cầm tay sử dụng ít điện năng. Vào khoảng giữa những năm 2000, chip ARM chưa thực sự mạnh mẽ như các chip cao cấp của Intel nhưng lại sở hữu mức tiêu thụ pin thấp hơn nhiều, và đây mới là điều Apple và BlackBerry quan tâm.
Hơn thế nữa, cấu trúc ARM được thiết kế để có thể dễ dàng tùy biến. ARM đã bán bản quyền thiết kế của mình cho các nhà sản xuất chip như Qualcomm và Samsung. Các công ty này sau đó đã hiệu chỉnh, cho thêm nhiều tính năng vào cùng một con chip. Một loạt các tính năng như lưu trữ dữ liệu, xử lý hình ảnh,… trên một con chip duy nhất đã giúp tiết giảm đáng kể điện năng tiêu thụ.

Doanh thu chip nền ARM qua các năm (Đơn vị: Tỷ USD)
Doanh thu chip nền ARM qua các năm (Đơn vị: Tỷ USD)

Ngày nay, các chip nền ARM đã thống trị thị trường smartphone. iPhone, iPad chạy chip A9 (phiên bản kế nhiệm của chip A8 và A7) được Apple thiết kế dựa trên nền tảng của ARM và sản xuất bởi các hãng điện tử như Samsung hay TSMC. Trong khi đó, hầu hết các smartphone Android cũng chạy chip nền ARM từ Samsung, Qualcomm và các nhà sản xuất khác.
Cách mạng smartphone đang khiến Intel hít khói
Trên thực tế, ngoài cơ hội vàng sản xuất chip cho iPhone, Intel vẫn còn cơ hội lần hai để thôn tính thị trường chip cho các thiết bị cầm tay từ XScale, một hãng sản xuất chip chạy nền ARM do Intel sở hữu. Tuy nhiên, hãng đã bán lại XScale với giá 600 triệu USD năm 2006.
Intel bán XScale vì muốn lặp lại thành công x86 từng đạt được trước đó. Hãng ra sức phát triển một phiên bản chip x86 tiêu tốn ít điện năng hơn gọi là Atom với niềm tin sắt đá rằng bán tiếp chip chạy nền ARM (của XScale) sẽ không khác gì một hành động “phản bội” lại nền tảng Atom.
Kết cục là chip Atom lại không thành công như mong đợi dù Intel đã đạt được nhiều bước tiến đáng kể trong việc nâng cao hiệu suất cho Atom. Lý do là vì các nhà sản xuất chip nền ARM đã dành hơn một thập kỷ vào việc phát triển chip ít tiêu tốn điện năng nên hẳn nhiên là có một lợi thế nhất định. Hiện nay, chip ARM đã chiếm hầu hết thị phần vi xử lý cho smartphone và tiếp tục có tiềm năng nâng cao vị thế của mình với nhiều kỹ sư, nhiều phần mềm có sẵn hơn.

Giá cổ phiếu lao dốc của Intel (đường màu cam)
Giá cổ phiếu lao dốc của Intel (đường màu cam)

Cuộc vật lộn của Intel chính là một ví dụ điển hình cho sức công phá của công nghệ mới
Ở một góc độ nào đó bạn có thể nói Intel đã kém may mắn và liên tục đi vào “bụi rậm”. Hãng sản xuất chip hàng đầu này đáng lẽ đã có thể chớp ngay hợp đồng sản xuất chip cho iPhone hay giữ lại XScale thay vì cố gắng bon chen với chip Atom. Thế nhưng Intel đã lựa chọn kết cục này cho chính mình.
Ở một góc độ sâu sát hơn, kết cục này cùa Intel là tất yếu, theo đúng như nguyên lý về công nghệ đột phá của Christensen.
Vấn đề cơ bản của Intel là việc thị trường vi mạch smartphone thoạt nhìn có vẻ không đủ tiềm năng mang về lợi nhuận cho hãng. Intel đã phát triển những con chip siêu tốt cho PC, và đội ngũ nhân lực của công ty thực sự là chuyên gia về thiết kế, bán và phân phối chip. Đây là một mảng kinh doanh hấp dẫn bởi Intel có thể ra giá vài trăm USD cho những con chip cao cấp của mình. Chính vì thế mà công ty luôn muốn mỗi con chip bán ra sẽ mang về lợi nhuận cao.
Tuy nhiên, chip cho các thiết bị cầm tay lại không như vậy. Trong nhiều trường hợp, giá nguyên một chiếc smartphone thậm chí còn rẻ hơn giá một con chip cao cấp của Intel. Với nhiều công ty cùng sản xuất chip nền ARM, giá cả lại càng được đẩy xuống và lời lãi không còn nhiều. Điều này khiến Intel thực sự phải vật lộn mới mong thu về lợi nhuận từ các chip của mình.
Tại nhiều thời điểm, Intel vẫn thu về khoản lợi nhuận béo bở với các chip cao cấp cho PC. Chính vì thế hãng không thực sự cân nhắc gì nhiều đến thị trường smartphone.
Và nay, thực tế cho thấy Intel thực sự đã để lỡ ván bài định mệnh khi thị trường các thiết bị di động trở nên rộng lớn hơn cả thị trường PC rất nhiều. Các nhà sản xuất chip dựa trên thiết kế của ARM có thể sẽ thu được lợi nhuận thấp hơn trên mỗi con chip nhưng thị trường này vẫn sẽ cần thêm nhiều tỷ con chip mỗi năm. Ngay cả đứa trẻ cũng nhìn ra, lãi nhỏ mà nhân lên hàng tỷ lần thì cũng vẫn là một kho báu.
Trong khi đó, Intel lại lo rằng đặt hết ván cược cho các loại chip ít tiêu tốn điện năng sẽ phá hủy mảng kinh doanh chip PC của hãng. Điều gì sẽ xảy ra nếu các nhà sản xuất bắt đầu thu mua chip điện thoại giá rẻ của Intel để nhét vào laptop? Nếu kịch bản đó xảy ra thì Intel sẽ còn chịu thiệt hại nặng nề hơn cả lợi nhuận hãng có thể có được từ sản xuất chip smartphone.
Rõ ràng là các lãnh đạo của Intel nhận ra lỗi lầm họ đã mắc. Tuy nhiên hiện nay công ty đã bị bỏ lại quá xa trước ngưỡng cửa tiến vào thị trường màu mỡ của chip smartphone. Khi các chip smartphone giá rẻ trở nên ngày càng mạnh mẽ hơn, chúng ta có quyền hy vọng các hãng sản xuất laptop sẽ đưa chúng vào các mẫu laptop tầm thấp và máy tính bàn, góp phần đánh tan nhu cầu sử dụng các con chip đắt đỏ và hao pin từ Intel.
Các nhà sản xuất chip ARM đang lặp lại một kịch bản với Intel y như những gì hãng đã làm với Digital Equipment Corporation
Thật trớ trêu là những gì Intel đang chịu đựng hôm nay cũng chính là những gì hãng đã giáng lên đầu Digital Equipment Corporation (DEC), nhà sản xuất máy tính mini khá nổi danh những năm 1980.
Thời đó, máy tính do DEC sản xuất có kích cỡ của một chiếc máy giặt và được coi là “mini” so với những chiếc máy tính to cỡ một căn phòng thời đó, được bán ra với giá hàng chục ngàn USD.
Những chiếc máy tính đời đầu sử dụng chip Intel được coi là máy tính vi mô và các công ty như DEC mặc nhiên coi chúng là đồ chơi cũng chính vì lý do tương tự như lý do Intel phớt lờ mảng chip điện thoại: bán một chiếc máy tính 2000 USD chạy chip Intel hẳn là thu về lợi nhuận kém hơn nhiều so với bán một chiếc mini 50.000 USD DEC đang sản xuất khi đó, nhưng DEC không thể ngờ được rằng thị trường máy tính cá nhân sau đó đã nở rộ và mang về lợi nhuận khổng lồ bù đắp cho khoản lãi thấp trên mỗi chiếc máy.
Tất nhiên, lịch sử cho thấy PC sau đó đã trở thành một thị trường tiến nhanh như vũ bão, cũng như thị trường smartphone ngày nay. Và cho đến khi DEC thực sự ý thức được điều này, mọi thứ đã quá muộn – DEC cùng các hãng sản xuất tương tự phải tuyên bố phá sản vào cuối thập niên 90, cái kết đau lòng của việc chậm thích ứng với các bước tiến chóng vánh trong công nghệ.

0 nhận xét
Nhãn:

Năm 2029, chúng ta sẽ bất tử

Ray Kurzeil, trưởng nhóm tương lai học của Google, vừa tuyên bố rằng con người có thể sống bất tử vào năm 2029.

Kurzweil tin rằng, với sự trợ giúp của công nghệ, con người hoàn toàn có thể sống mãi mãi. Đầu tiên, ông cho rằng tới năm 2045, con người sẽ sống bất tử vì theo tính toán của ông vào năm đó trí thông minh nhân tạo sẽ mạnh hơn trí thông minh hiện tại của con người hàng tỷ lần.

Ray Kurzeil, trưởng nhóm tương lai học của Google
Ray Kurzeil, trưởng nhóm tương lai học của Google

Nhưng Kurzweil nghĩ trước đó, năm 2029, con người đã bắt đầu quá trình sống bất tử.
"Tôi tin rằng vào khoảng năm 2029 khi công nghệ có thể bổ sung cho chúng ta nhiều năm tuổi thọ thì tuổi thọ của con người sẽ không còn được tính theo ngày sinh nữa mà được tính theo số năm tuổi thọ còn lại", Kurzweil chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Playboy.
Kurzweil cho rằng trong vòng 30 năm tới máy nano có thể kiểm soát hệ thống miễn dịch của con người và điều trị các vấn đề như ung thư và tắc động mạch. Thời điểm đó, não của chúng ta có thể được kết nối với kho lưu trữ điện toán đám mây.
Ông ta cho rằng sự thay đổi này là bước tiếp theo trong quá trình tiến hóa của con người, giống như cách mà tổ tiên của chúng ta phát triển để sử dụng vỏ não vùng trán 2 triệu năm trước. Những lợi ích của sự thay đổi này rất đáng kể.
"Chúng ta đang tạo ra các hình thức truyền thông sâu sắc hơn những gì chúng ta đã quen thuộc, nhiều bản nhạc sâu sắc hơn và nhiều câu truyện hài hước hơn", Kurzweil nói. "Chúng ta đang ngày càng vui vẻ hơn, quyến rũ hơn và chúng ta sẽ càng ngày càng chuyên nghiệp hơn trong việc thể hiện tình cảm yêu thương".

Kurzweil chỉ ra hai ví dụ về những tiến bộ công nghệ đã xảy ra nhằm củng cố dự đoán tương lai của ông. Đầu tiên đó là tỷ lệ tiến bổ công nghệ: Chiếc điện thoại Android mà ông sử dụng ngày nay nhỏ hơn, mạnh mẽ hơn và rẻ hơn nhiều so với chiếc máy tính 11 triệu USD mà ông sử dụng tại MIT trong những năm 1960. Trong tương lai các thiết bị công nghệ sẽ tiếp tục phát triển theo hướng nhỏ hơn, mạnh mẽ hơn và rẻ hơn.
Thứ hai là những thành tựu tại Joslin Diabetes Center in Connecticut bao gồm việc vô hiệu hóa gen hấp thụ insulin béo ở động vật, cho phép chúng ăn rất nhiều thực phẩm mà không sợ béo phí hoặc tiểu đường. Bằng cách "hack" cơ thể con người chúng ta có thể loại bỏ những gen già cỗi không còn tác dụng và tăng tuổi thọ của con người một cách đáng kể.
Chưa rõ dự đoán của Kurzweil có đúng hay không nhưng biết đâu chúng ta sẽ có cơ hội sống bất tử nếu giữ gìn sức khỏe để có thể sống tới năm 2045 hoặc ít nhất là năm 2029.
Tham khảo BI

0 nhận xét
Nhãn:

Vì đâu đạo đức xã hội xuống cấp như hiện nay?


Lễ tốt nghiệp một trường đại học địa phương được tổ chức tại Văn Miếu ở Hà Nội vào ngày 18, năm 2014. Ngôi đền là nơi mà các trường đại học lâu đời nhất của Việt Nam được thành lập vào thế kỷ 11 dưới triều Lý.
 AFP
Chính phủ vừa đặt mục tiêu đến 2020 ngăn chặn xong và đến năm 2030 đẩy lùi được sự xuống cấp đạo đức xã hội, theo tinh thần Nghị quyết số 33 năm 2014 của Đảng CSVN.
Nguyên nhân do đâu đạo đức xã hội đã xuống cấp trầm trọng
 và đã trở thành vấn đề cấp nhà nước?
Ở VN trong thời gian qua, sự xuống cấp về đạo đức xã hội đã trở thành vấn đề được dư luận xã hội hết sức quan tâm.
Thực trạng vấn đề đạo đức xã hội hiện nay
Chưa bao giờ các hành vi vô nhân tính, vô đạo đức trong các mối quan hệ xã hội, kể cả giữa những người thân trong gia đình lại xuất hiện với một tần xuất dày đặc trên báo chí như hiện nay.
Đứng trước thực trạng này, Chính phủ vừa ban hành nghị quyết về chương trình hành động thực hiện nghị quyết số 33 của Trung ương Đảng. Theo đó, Chính phủ đã đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ ngăn chặn xong và đến năm 2030 sẽ đẩy lùi được sự xuống cấp của đạo đức xã hội.
Đánh giá về thực trang vấn đề đạo đức xã hội ở VN hiện nay, PGS. TS. Sử học Hà Minh Hồng, Trường Đại học KH-XH & Nhân văn thấy rằng, việc xuống cấp đạo đức xã hội là điều có thật. Ông cho biết:
Cái gọi là xuống cấp của đạo đức xã hội là điều có thật và cái dấu hiệu này thậm chí còn được một số người quan trọng hóa cho rằng tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Và người ta đánh động đến các ngành, đặc biệt là ngành giáo dục
PGS. TS. Sử học Hà Minh Hồng
“Cái gọi là xuống cấp của đạo đức xã hội là điều có thật và cái dấu hiệu này thậm chí còn được một số người quan trọng hóa cho rằng tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Và người ta đánh động đến các ngành, đặc biệt là ngành giáo dục, đặc biệt là hệ thống nhà trường, đặc biệt là những người được đào tạo, được giáo dục, tôi cho rằng họ có cơ sở của người ta. Nhưng về phía tôi thì thấy rằng trong thực tế chúng ta có nhiều cái tốt đẹp, nhiều cái thiện, nhiều người tốt, nhiều sự việc thì trên thực tế nó bị chìm nghỉm đi. Còn những cái xấu kia thì nó nổi trội lên như thế.”
Nhà báo Nguyễn Thế Thanh, nguyên Phó giám đốc Sở VHTT cho biết suy nghĩ của mình, bà nói:
“Tôi nghĩ một khi đạo đức xã hội xuống cấp thì mình phải thừa nhận nó thôi chứ chối cãi thế nào được. Thế nào là xuống cấp? Tức là: vợ giết chồng, chồng giết vợ, cha mẹ giết con cái, con cái giết cha mẹ chỉ vì không được chia một mảnh đất cho nó công bằng, theo như nhận thức của họ. Theo tôi nghĩ, đạo đức xã hội thế là xuống cấp rồi.”
Khi được hỏi, phải chăng vấn đề giáo dục là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này?
Hình ảnh cô giáo tiểu học (ảnh minh họa/hiephoabacgiang.edu.vn)
Hình ảnh cô giáo tiểu học (ảnh minh họa/hiephoabacgiang.edu.vn)
Không đồng ý với quan niệm đó, bà Nguyễn Thế Thanh chia sẻ:
“Tôi không tin điều đó đâu, thế cái ông BS. ở phòng mạch Cát tường là cái gì đấy? Ông ấy có là trí thức không? Ông ấy là thạc sĩ y khoa đấy chứ! Cái anh chàng sinh viên chặt tay người ta để cướp có là trí thức không? Trí thức đấy chứ! Cho nên cái việc gây ra tội ác, người có lòng ích kỷ nó không chọn người có bằng cấp hay người không có bằng cấp để nó chen vào. Tôi tin rằng sự tử tế nó có cả ở những người chữ ít, nó có cả ở những người chữ nhiều. Vấn đề ở đây là gì? Là chúng ta dạy họ làm người, đã làm người thì dù giàu hay nghèo, dù là nhiều chữ hay ít chữ, thì là người chỉ được phép làm những điều như thế này thôi!”
Cái việc gây ra tội ác, người có lòng ích kỷ nó không chọn người có bằng cấp hay người không có bằng cấp để nó chen vào. Tôi tin rằng sự tử tế nó có cả ở những người chữ ít, nó có cả ở những người chữ nhiều
bà Nguyễn Thế Thanh
Nguyên nhân xa gần
Trả lời câu hỏi, nguyên nhân do đâu khiến cho đạo đức xã hội ở VN đã xuống cấp tới mức báo động như hiện nay?
Khả năng quản lý và thực thi pháp luật của nhà nước hiện nay không đáp ứng nổi là nguyên nhân chínhTS. Kinh tế Nguyễn Hữu Nguyên, cho biết:
“Tôi cho rằng chính cái quản lý và thực thi pháp luật xuống cấp, chứ không phải pháp luật của chúng ta xuống cấp. Nếu chúng ta giở các bộ luật Hình sự hay Hiến pháp của các nước sẽ thấy, bao giờ Hiến pháp cũng hướng tới Chân, Thiện, Mỹ. Không có Hiến pháp nước nào cho phép những cái đó cả. Nhưng mà ở ta nó vẫn diễn ra, thì chứng tỏ bộ máy của cơ quan quản lý để thực thi pháp luật nó đã xuống cấp. Xuống cấp ở cái đó, tôi cứ nói thẳng thắn là xuống cấp ở khả năng quản lý và thực thi pháp luật. ”
Đây là hệ quả của nhiều vấn đề, cả ở giáo dục, quản lý nhà nước kể cả về mặt lý luận. TS. Giáo dục Nguyễn Việt Hùng cho hay:
Tôi cho rằng chính cái quản lý và thực thi pháp luật xuống cấp, chứ không phải pháp luật của chúng ta xuống cấp.
TS. Kinh tế Nguyễn Hữu Nguyên
“Trong trường học môn Đạo đức thì biến thành môn Giáo dục công dân, khô khan, công thức và sơ cứng. Tôi còn không hiểu nổi, thì làm sao các cháu thiếu niên nhi đồng họ hiểu được? Trong tổ chức đoàn thể chúng ta thử nhìn lại xem cơ quan nhắc nhở nhau về đạo đức được mấy lần? Đi trễ về sớm triền miên, vi phạm quy định của tổ chức hay có cách sống ích kỷ, vô cảm rất nhiều nhưng ai nhắc nhở? Và cuối cùng là chuẩn thang giá trị về đạo đức thay đổi mà không ai đánh giá, không ai kiểm soát và không ai nhắc nhở. Cho nên, những cái đó nó làm cho sự ích kỷ, vị kỷ của con người trong KT thị trường trở thành bộc phát. Chính do như thế nó trở thành thách thức xã hội.”
Theo Tạp chí CS, nguyên nhân chủ quan của vấn đề đạo đức xã hội xuống cấp là do: “Cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý chí chiến đấu, quên đi trách nhiệm, bổn phận trước Đảng, trước nhân dân. Việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ở một số nơi chưa đến nơi đến chốn, kỷ cương, kỷ luật không nghiêm, nói không đi đôi với làm, hoặc làm chiếu lệ."
Việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các cá nhân, trong điều kiện chưa có nền tảng về đạo đức, pháp luật là nguyên nhân cơ bản nhất, bà Nguyễn Thế Thanh cho biết:
Trong trường học môn Đạo đức thì biến thành môn Giáo dục công dân, khô khan, công thức và sơ cứng. Tôi còn không hiểu nổi, thì làm sao các cháu thiếu niên nhi đồng họ hiểu được?
TS. Giáo dục Nguyễn Việt Hùng
“Vì sao nó xuống cấp thì là vì, khi chúng ta đi vào kinh tế thị trường thì chúng ta phải chấp nhận có sự cạnh tranh, nhưng là sự cạnh tranh lành mạnh, có đạo đức, có pháp luật. Nhưng ta chưa xây dựng đầy đủ cái nền tảng ấy cho nên người ta cứ chăm chăm vào cái cạnh tranh mà thôi. Để có một đồng lương cao hơn, một chỗ làm tốt hơn… thì người ta phải cạnh tranh rất nhiều. Nhưng thay vì cạnh tranh bằng năng lực, bằng chuyên môn thì người ta có thể làm theo cách khác. Đó là có những người đạo đức kém, năng lực thì vừa phải thậm chí kém nhưng vẫn được đưa vào những vị trí quan trọng. Và khi họ vào những vị trí quan trọng ấy thì tự nhiên người ta sẽ hành xử như cái đã đưa người ta lên”
Nói về vai trò của truyền thông trong vấn đề góp phần chặn đứng sự xuống cấp của đạo đức xã hội, TS. Nguyễn Việt Hùng cho hay:
“Chúng ta phải tôn vinh người làm nghĩa cử hào hiệp, tốt phải khen, xấu phải chê. Chứ nếu còn không, người ta làm tốt không khen, người vi phạm đạo đức không chê, không lên án thì tất cả mọi người ngang nhau, đồng thau lẫn lộn, Thiện Ác lẫn lộn. Và như thế nó sẽ không tạo thành sức mạnh động lực để người ta tôn vinh cái hay, cái đẹp.”
Đạo đức là tập hợp những quan điểm về thế giới, về cách sống của một xã hội, nhờ đó con người có thể  điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng xã hội. Trong một xã hội có đạo đức chuẩn mực, thì lòng nhân đạo sẽ lan tỏa, ngấm dần dần vào trong tâm hồn, vào hành động của mỗi con người. Như thế, xã hội sẽ dần dần trở nên an bình, ổn định hơn và cái ác sẽ bớt dần đi, lúc ấy cái ác sẽ không còn là điều phổ biến và tràn lan như hiện nay.

0 nhận xét