This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

ĐỪNG LO LẮNG NHỮNG CHUYỆN KHÔNG ĐÁNG LO

Tương lai là cái gì đó không hề chắc chắn, đáng lo lắng, và không thể biết trước được. Nhưng chúng ta sẽ không phải là con người nếu chúng ta chẳng bao giờ thấy lo lắng.
Chúng ta lo lắng rằng mình đang già đi, béo lên, nghèo đi, trông mệt mỏi hơn, kém hấp dẫn hơn, trí tuệ kém minh mẫn hơn, nói chung là tất cả mọi thứ đều đang trở nên tồi tệ hơn. Chúng ta đang lo lắng về những thứ quan trọng và cả những thứ không quan trọng. Đôi khi chúng ta lo lắng cả về những thứ không đáng phải lo.
Lo lắng là điều hoàn toàn bình thường. Nhưng hãy chỉ nên lo những điều thật sự cần phải lo. Nếu đó chỉ là những điều nhỏ nhặt thì những gì mà bạn đang làm chỉ là tạo ra những vết nhăn trên trán - và bạn biết đấy, nó sẽ khiến bạn trông già hơn.
Nếu bạn đang lo lắng hãy:
- Nghe theo những lời khuyên có ích.
- Cập nhật thông tin.
- Làm một điều gì đó hay bất kỳ điều gì miễn là nó có ích.
Nếu bạn đang lo lắng về sức khỏe của mình, hãy đi đến gặp bác sĩ. Nếu bạn đang lo lắng về tiền nong, hãy lập ra một ngân quỹ và chi tiêu thật khôn ngoan. Nếu bạn đang lo lắng về cân nặng của mình, hãy đến phòng tập thể dục - ăn ít đi, làm việc nhiều hơn. Nếu bạn đang lo lắng rằng bạn đang già đi, điều đó là vô ích - nó sẽ vẫn xảy ra cho dù bạn có lo lắng hay không.
Nếu bạn không thể làm được điều gì để giải quyết những lo lắng của mình (hoặc bạn cứ ngoan cố giữ mãi những lo lắng đó, thậm chí còn bị căng thẳng vì nó) thì việc tạm quên nó đi là cách duy nhất. Hãy tập trung sự chú ý vào một thứ khác. Một người đàn ông có cái tên khá ấn tượng Mikhail Csikzentmihalyi đã nhận ra một điều gọi là “dòng chảy”, đó là khi bạn chỉ tập trung vào việc bạn đang làm và hoàn toàn mê mải với nó, bạn sẽ hầu như không hay biết đến những sự kiện đang diễn ra bên ngoài. Đó là một kinh nghiệm thú vị nó giúp bạn tống khứ được hoàn toàn sự lo lắng.
- ST -

0 nhận xét

8 KIỂU NGƯỜI SẼ BỊ XÃ HỘI ĐÀO THẢI NẾU KHÔNG CHỊU THAY ĐỔI


1. Người không học hỏi thêm trong thời gian rảnh
Khác biệt trong công việc giữa người với người là cách sử dụng thời gian ngoài thời gian làm việc. Người luôn có thời gian rảnh rất khó thành công, người lúc nào cũng bận rộn mới rất có thể sẽ thành công. Khoảng thời gian ngoài 8 tiếng làm việc quyết định hiện tại và tương lai của bạn.
Có học tập thì mới có quyền lựa chọn, không có tri thức thì không có thưởng thức. Vì vậy muốn có thưởng thức thì bạn phải bước vào phòng học. Không phải xã hội phát triển quá nhanh, mà là tư duy của chúng ta quá chậm. Tại sao chúng ta tư duy chậm? Là do chúng ta không chịu học thêm.
2. Người không chịu tiếp thu cái mới
Một ý tưởng mới, một phát minh mới nào đó đều có vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội. Thế nhưng, nếu một cái mới vừa ra đời lại bị hoài nghi cự tuyệt thì không thể đưa đến xu thế phát triển.
Vây nên xu thế không thể dùng con mắt để nhìn mà phải dùng nhãn quan để phán đoán. Ai nắm bắt được xu thế sẽ nắm bắt được tương lai, không nên lấy suy luận làm kết luận, chỉ sử dụng những cái mình biết để phán đoán tương lai. Người mắt điếc tai ngơ trước cái mới nhất định sẽ bị xã hội đào thải.
3. Người chỉ dựa vào mình đơn đả độc đấu
Thế kỷ 21 là thời đại anh hùng thoái vị tập thể lên ngôi, nơi nào xây dựng được tập thể tốt thì nơi đó sẽ chiếm được thì trường.
Bạn nên biết 1+1=2 là toán học, còn 1+1=11 là kinh tế học. Bạn dễ dàng bẻ gãy 1 chiếc đũa nhưng 10 đôi đũa bó lại thì bạn không thể bẻ gãy.
4. Người có tâm lý yếu ớt dễ bị tổn thương
Phát sinh sự việc to nhỏ không quan trọng, cách nghĩ và cánh nhìn của bạn mới là quan trọng.
Bản thân sự việc không làm tổn thương bạn, mà chính cách nghĩ của bạn khiến bạn tổn thương. Trong cuộc sống luôn có những chuyện không như ý xảy đến với bạn, nếu tâm lý của bạn yếu đuối dễ bị tổn thương, bạn sẽ rất dễ bị xã hội đào thải.
5. Người chỉ có một nghề, không có năng khiếu nào khác
Các chuyên gia kinh tế dự đoán rằng năm 2015 có 50 ngành nghề bị đào thải.
Không có nguy cơ chính là nguy cơ lớn nhất, thỏa mãn với hiện tại là cái bẫy khổng lồ. Khi đắc ý nhất nên tìm đường lui cho mình, đừng đợi đến lúc không được như ý mới tìm đường lui.
6. Người thiển cận toàn so đo tính toán những chuyện trước mắt
So bì tị nạnh những việc nhỏ nhặt trước mắt sẽ đánh mất đi tương lai, so đo món tiền nhỏ sẽ đánh mất món tiền lớn, không có tầm nhìn xa trông rộng sẽ dẫn đến hẹp hòi.
Một loại đầu tư tốt nhất trên thế giới và không có rủi ro chính là đầu tư vào học tập, học tập có thể giúp người ta có tầm nhìn xa, học mới thấy được xu thế của tương lai.
7. Người có khả năng thương lượng kém
Cổ nhân nói chuyện nhỏ không nhẫn, hay nổi cáu, không thể mưu sự chuyện lớn. Chỉ số thông minh cao có thể tìm được một công việc tốt, người biết thương lượng trong hoàn cảnh khó khăn là người có thể đạt tới đỉnh cao.
Các nhà tâm lý học đã tổng hợp ra 4 trường hợp sau:
Người có năng lực nhưng nóng tính —> có tài nhưng không gặp thời;
Người có năng lực mà không nóng tính —> sự nghiệp phát triển thuận lợi;
Người không có năng lực mà lại nóng tính —> không làm nổi chuyện gì;
Người không có năng lực cũng không nóng tính —> được người khác giúp đỡ.
8. Người quan niệm lạc hậu, tri thức cổ hủ
Thực phẩm hết hạn sử dụng không thể ăn, quan niệm quá hạn không thể sử dụng.
Trong thế kỷ 21 này, thành công không phải là bạn vượt qua bao nhiêu người mà là bạn giúp đỡ bao nhiêu người, kẻ địch lớn nhất không phải là người khác mà là chính mình, thành công là biết phát huy được ưu điểm, thất bại lại tổng hợp của khuyết điểm.

0 nhận xét

Chỉ 1 câu hỏi là đủ để thấy trí tuệ của người Do Thái sâu sắc đến thế nào

Một lần, một chàng trai Do Thái trẻ hỏi giáo sĩ nổi tiếng của họ ở New York về cuốn sách Talmud – Trí tuệ của người Do Thái.

“Anh có nói tiếng Aram không?”, ông hỏi.
– “Không, tôi không biết tiếng đó”
“Thế còn tiếng Hebrew?”, ông tiếp tục hỏi
– Không

Vậy chắc ít nhất anh đã từng nghiên cứu kinh Torah thời niên thiếu?
– Không, tôi cũng chưa từng. Nhưng ngài đừng lo, tôi tốt nghiệp đại học UC Berkeley và tôi mới bảo vệ thành công luận án về Triết học của Socrates. Để hoàn thành vài hạng mục trong đó, tôi cần tìm hiểu về cuốn Talmud.
Giáo sĩ nói: Đây là cuốn sách sâu sắc nhất về trí tuệ của người Do Thái, tôi sẽ ra một thử nghiệm để kiểm tra và nếu anh vượt qua, tôi sẽ giúp anh nghiên cứu nó.
Người thanh niên đồng ý và giáo sĩ tiếp tục:
– Có hai người đàn ông leo ra khỏi một ống khói, một người khuôn mặt còn sạch sẽ, người kia thì nhem nhuốc đen đúa. Vậy ai sẽ là người đi rửa mặt?
Chàng trai tròn mắt ngạc nhiên: “Đây là câu hỏi mang tính logic ư?”
– Rõ ràng người đàn ông mặt bị lấm bẩn sẽ đi rửa mặt.
“Sai rồi! Người đàn ông “mặt bẩn” sẽ nhìn sang người đàn ông “mặt sạch” và cho rằng khuôn mặt mình cũng sạch. Trong khi đó, người đàn ông mặt sạch nhìn người mặt bẩn và nghĩ rằng mặt mình cũng bẩn. Nói cách khác, người mặt sạch sẽ đi rửa mặt.
– Thật là một câu hỏi khó! Chàng trai năn nỉ một câu hỏi khác

Giáo sĩ tiếp tục ra câu đố y hệt lần trước. Và chàng trai liền thắc mắc:
– Chẳng phải người đàn ông mặt sạch đã đi rửa hay sao?
“Sai rồi, cả hai người sẽ đều rửa mặt. Người mặt sạch nhìn người mặt bẩn sẽ nghĩ mặt mình cũng bẩn. Vì thế, người mặt sạch sẽ đi rửa đầu tiên. Sau đó, người mặt bẩn thấy rằng người mặt sạch cũng đã đi rửa mặt, do đó người mặt bẩn cũng đi rửa theo.
– Ồ, tôi không nghĩ là mình đã mắc một sai lầm khác! Giáo sĩ hãy cho tôi thêm một cơ hội.
Giáo sĩ tiếp tục lặp lại câu hỏi như các lần trên, chàng trai nhíu mày: “ Kết quả là hai người đàn ông đều đi rửa mặt rồi mà?”
“Anh lại sai thêm lần nữa! Không ai trong số họ sẽ đi rửa mặt cả. Người đàn ông mặt bẩn thấy người mặt sạch và nghĩ mình cũng sạch sẽ và không đi rửa. Còn người mặt sạch sẽ thấy rằng người mặt bẩn không đi rửa thì anh ta cũng sẽ không cần đi rửa.
Chàng trai trẻ buồn rầu nhưng vẫn cố trấn an giáo sĩ: “Xin thầy hãy tin tưởng vào con thêm lần nữa, con biết con đủ thông minh để học Talmud và hãy hỏi con câu khác nữa”
Giáo sĩ lại đặt câu hỏi y như các lần trước.
Chàng trai tuyệt vọng gào lên: Chẳng ai trong số họ sẽ đi rửa mặt như thầy từng nói ở trên!

“Anh sai nữa rồi! Anh hãy giải thích cho tôi: Tại sao hai người cùng chui ra khỏi một ống khói mà lại có người bẩn có người sạch?
Câu hỏi này hoàn toàn phi lý và vô nghĩa!
Nếu anh dành toàn bộ cuộc sống của anh để tìm hiểu những câu hỏi sai, câu trả lời sẽ chẳng dẫn anh đến đâu cả!
theo CafeBiz/TTVN

0 nhận xét

NHÂN QUYỀN VÀ TIẾN BỘ XÃ HỘI

Trong sự vận động và phát triển của xã hội, quyền con người và tiến bộ lịch sử hay tiến bộ xã hội có quan hệ một thiết với nhau. Mỗi bước phát triển của tiến bộ xã hội là sự ghi nhận và im đậm nét trên những thang bộc của sự phát triển quyền con người. Những giá trị của quyền con người xét trên tổng thể cũng như tùng lĩnh vực là biểu hiện trực tiếp của tiến bộ xã hội.


Quyền con người - thước đo đánh giá tiến bộ xã hội. Lịch sử xã hội loài người bắt đầu từ đâu thì từ đó bắt đầu quá trình vận động và phát triển của tiến bộ xã hội. Hành vi lịch sử đầu tiên của con người là chế tạo ra công cụ lao động, dùng công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên, bắt đầu quá trình sáng tạo ra một tự nhiên mang tính người. Hành vi lịch sử đầu tiên ấy là khởi đầu cho tự do của con người, tách mình khỏi tự nhiên, biến thiên nhiên thành đối tượng tác động, sản xuất ra của cải vật chất phục vụ, đáp ứng nhu cầu của con người. Khởi điểm của sự vận động và phát triển của tiến bộ lịch sử ấy cũng là khởi điểm khẳng định vị trí của con người trước tự nhiên. Đó cũng chính là giá trị nhân loại đầu tiên khẳng định quyền sống và phát triển của quyền con người.

Việt Nam dự Hội nghị cấp cao Hội đồng Nhân quyền LHQ
Ngày nay, xu hướng quốc tế hóa đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội đang diễn ra mạnh mẽ và nhanh chóng trên toàn cầu. Dưới ảnh hưởng của cuộc cách mang khoa học, công nghệ, tin học, mỗi quốc gia, dân tộc khó có thể tự mình giải quyết được những nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và thực hiện được những tiến bộ xã hội với tốc độ nhanh. Tiến bộ xã hội trên phương diện phát triển kinh tế, văn hóa đòi hỏi các quốc giá, các dân tộc sự hợp tác, liên kết, giao lưu giữa các nhà nước, phối hợp các nỗ lực của cả cộng đồng thế giới và của từng quốc gia để cùng thực hiện mục tiêu tiến bộ và thịnh vượng của các dân tộc, xóa bỏ tình trang đói nghèo, kém phát triển vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của con người. Những tiến bộ xã hội đạt được ở những lĩnh vực này là nhân tố quan trọng, cơ sở và điều kiện bảo đảm và thực hiện quyền sống xứng đáng của con người về kinh tế, xã hội.

Quyền con người - động lực thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. Không chỉ là kết quả được tạo ra, một yếu tố cấu thành nội dung, thước đo và tiêu chuẩn của tiến bộ xã hội, nhân quyền trong mối quan hệ với tiến bộ xã hội, ở sự tác động lẫn nhau giữa chúng còn là động lực đặc biệt thúc đẩy sự vận động và phát triển của tiến bộ xã hội.

Xã hội loài người vận động theo quy luật xã hội này thay thế xã hội khác, sự phát triển của các phương thúc sản xuất, của các hình thái kinh tế xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên (C.Mác). Trong sự vận động và phát triển của xã hội loài người, tiến bộ xã hội là một nhu cầu tự nhiên, một xu hướng tất yếu của quá trình đi lên, của sự thay thế các hình thái kỉnh tế xã hội trong lịch sử Cùng với sự phát triển của xã hội, tiến bộ xã hội ngày càng được bổ sung những nội dung mới với những cấp độ tính chất, quy mô và giá trị mới. Trong những nội dung của tiến bộ xã hội, quyền con người nổi trội lên như một giá trị đặc trưng mà thiếu nó tiến bộ xã hội sẽ không có nội dung toàn diện, đầy đủ, không có sinh khí và sức sống nội tại.

Vai trò động lực của quyền con người đối với sự vận động và phát triển của tiến bộ xã hội thể hiện ở chỗ hình thành các nhu cầu và khát vọng giải phóng con người và xã hội khỏi áp bức, bóc lột và tha hóa. Việc thỏa mãn các nhu cầu vật chất, văn hóa, tinh thần của con người là mục tiêu và bản chất của tiến bộ xã hội. Mỗi bước phát triển của xã hội đều ghi nhận những tiến bộ trên lĩnh vực nhân quyền, con người ngày càng có những nhu cầu mới, quyền con người với nội dung, khối lượng ngày càng phong phú, rộng lớn theo sự phát triển của tiến bộ xã hội.

Con người sinh ra tự do và luôn vươn tới tự do. Nhu cầu giải phóng là khát vọng cháy bỏng của con người. Từ khi xã hội phân chia thành các giai cấp, một nội dung cơ bản của tiến bộ xã hội là giải phóng con người và xã hội khỏi áp bức và bất công, đem lại cho con người, xã hội sự công bằng, tự do và dân chủ, bình đẳng. Đó cũng là mục tiêu và yêu cầu của quyền con người trong các cuộc vận động của lịch sử xã hội. Thành tựu đạt được trong lĩnh vực quyền con người do tiến bộ lịch sử mang lại thôi thúc con người hành động để đáp ứng và thỏa mãn những nhu cầu chính đáng về quyền của mình.

Cách mạng tư sản ở nước Pháp với Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền, Cách mạng tư sản ở nước Mĩ với Tuyên ngôn quyền con người là những cuộc cách mạng đánh dấu bước phát triển mới về chất của tiến bộ xã hội, chế độ phong kiến sụp đổ nhường chỗ cho sự phát triển tất yếu của chủ nghĩa tư bản, mở ra giai đoạn mới trong sự phát triển của lịch sử xã hội loài người. Những quyền con người do tiến bộ Lịch sử mang lại qua cách mạng tư sản trở thành khát vọng, động lực to lớn thúc đẩy loài người tiến lên trên con đường giải phóng cá nhân và xã hội. Đầu thế kỷ XX với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga và sau đó là sự ra đời Liên bang Xô Viết, hệ thống xã hội chủ nghĩa và các nước dân chủ nhân dân đã làm thức tỉnh hàng loạt các dân tộc vùng dậy đấu tranh đòi quyền dân tộc khỏi áp bức và nô dịch của chủ nghĩa tư bản, giành độc lập dân tộc, tự lựa chọn con đường phát triển của dân tộc minh.

Ý thức về quyền con người đối với tiến bộ xã hội, một trong những đặc trưng cơ bản của con người là quyền con người và sức mạnh, quyền năng của con người là tư duy, ý thức của con người. Nhờ có tư duy, có trí tuệ, con người đã cải biến thiên nhiên và sáng tạo ra một tự nhiên khác mang tính người. Trải qua hàng triệu năm lao động và đấu tranh, loài người mới dần hiếu ra và ý thức được vị trí của mình trước tự nhiên, trước xã hội và tự ý thức về mình. Quyền sống, quyền làm người tự do và bình đẳng, quyền được thu hưởng các giá trị vật chất, văn hóa, tinh thần, quyền phát triển toàn diện nhân cách... hệ thống các quyền con người cho đến ngày nay mà nhân loại đã đạt được đều bắt nguồn từ những nhu cầu, khát vọng, lý tưởng, hoài bão, tư tưởng, ý thức của con người từ hàng nghìn, hàng vạn năm qua.

Ý thức về quyền con người là giai đoạn, trình độ cao trong sự phát triển ý thức của con người. Người nô lệ phải có ý thức đòi quyền sống và vươn lên thoát khỏi kiếp nô lệ mới có thể dám đấu tranh để giành lấy tự do. Một dân tộc bị áp bức, bị nô dịch phải có ý chí, ý thúc giành độc lập, tự do mới có thể đấu tránh, bất chấp hy sinh gian khổ mới giành lại được quyền sống trong độc lập và tự do. Những thực tế của các cuộc đấu tranh, chiến đấu giành quyền độc lập dân tộc trong suốt lịch sử nhân loại, đặc biệt trong thế kỷ 20 cho thấy vai trò của ý thức về quyền con người, quyền dân tộc là hết sức quan trọng, nhiều khi có ý nghĩa quyết định đối với quá trình vận động và phát triển của các dân tộc, với từng cộng đồng người và với sự phát triển của lịch sử xã hội. 

Trên bình diện đấu tranh giải phóng giai cấp và giải phóng dân tộc, các giai cấp, các dân tộc bị áp bức, bị bóc lột, nô dịch đã phải trải qua một quá trình hình thành và phát triển ý thức về quyền của mình để từ đó tác động vào thực tiễn, vào đời sống xã hội, tổ chức lực lượng... đấu tranh giành lại quyền cho mình. Các cuộc cách mạng tư sản phương Tây đều giương cao ngọn cờ “dân chủ, tự do, bình đẳng”, cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa đều đề ra mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, vì con người, cho con người, bảo đảm và thực hiện các quyền con người.

Phát triển dân chủ là phát triển tiến bộ xã hội. Dân chủ và nhân quyền là thành quả vĩ đại mà loài người đã đạt được trong đấu tranh chỉnh phục tự nhiên, đấu tranh giai cấp, cải tạo xã hội, thúc đẩy tiến bộ lịch sử; là những lĩnh vực hoạt động xã hội của con người có mối quan hệ hữu cơ, gắn bó mật thiết với nhau. Trong quá trình vận động và phát triển của lịch sử, mỗi bước thắng lợi của các giai cấp, lực lượng xã hội tiến bộ đều gắn liền với sự ra đời, phát triển của các hình thúc dân chủ trong các thể chế chính trị. tổ chức và hoạt động của nhà nước và những quyền cơ bản của công dân, của cá nhân trong các tập đoàn người, các giai cấp, dân tộc nhất định. Thực tiễn lịch sử chứng minh rằng mỗi bước tiến của dân chủ cũng đồng thời đánh dấu sự phát triển của nhân quyền. 

Tất cả các cuộc vận động xã hội lớn trong lịch sử, dân chủ và nhân quyền đều là những giá trị nổi bật được xác định như những mục tiêu, mục đích, thước đo của tiến bộ xã hội trong việc giải phóng xã hội và con người. Vì thế, dân chủ và nhân quyền được coi như một tiêu chí cơ bản, quan trọng nhất đánh dấu sự phát triển của các chế độ xã hội cao hơn hay thấp trong thang bậc phát triển của tiến bộ lịch sử.

Dân chủ với ý nghĩa là giá trị xã hội được kết tinh lai là các quyền của con người và của công dân tứ khi dân chủ là một trong những quyền cơ bản, mục tiêu phấn đấu, đấu tranh của các tầng lớp, giai cấp, tập đoàn xã hội trong cuộc đấu tranh giải phóng khỏi áp bức, nô dịch, bất công, giải phóng con người.

Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa kinh viện, chủ nghĩa thầy tu và thần học, nội dung dân chủ và nhân quyền của giai cấp tư sản thời kỳ này là tiến bộ, vì con người, giải phóng con người và xã hội, nâng cao vị trí, vai trò con người trong xã hội, hình thành và phát triển ở con người ý thức và năng lực dân chủ. Với ý nghĩa là những giá trị xã hội, những thành tựu dân chủ đạt được trước chủ nghĩa xã hội, những quyền cơ bản của con người, của công dân được ghi nhận và thực hiện trong hiến pháp, pháp luật. Dân chủ trong xã hội tư bản, mặc dù diễn ra trong những khuôn khổ và giới hạn của trật tự, pháp luật tư sản, tuy nộ không thể và không bao giờ đem lại quyền lực thực sự cho giai cấp những người lao động, bộ phận chiếm tuyệt đại đa số trong dân cư song có vai trò to lớn thúc đẩy xã hội phát triển.

Đối với giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đối với các dân tộc bị áp bức và bóc lột, bị nô dịch, từ đấu tranh đòi dân chủ, dân sinh, dân quyền sang đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng toàn xã hội, tiến đến một xã hội mới, xã hội chủ nghĩa, một xã hội trong đó có dân chủ thật sự, đầy đủ và triệt để nhất và quyền lợi của nhân dân, quyền lực thực tế thuộc về nhân dân, nhân dân tự quản lý xã hội, nhân dân là chủ, là một bước tiến nhảy vọt trong quá trình đấu tranh giành lấy dân chủ và nhân quyền của con người.

Giá trị xã hội của dân chủ, khi biểu hiện thành các quyền con người và quyền công dân được pháp luật của các quốc gia ghi nhận và thực hiện trên thực tế là thước đo đánh giá sự phát triển của quyền con người trong tiến bộ của lịch sử và của các chế độ xã hội. Tính chất, nội dung và khối lượng quyền dân chủ ở mỗi thời đại và thời kỳ lịch sử rất khác nhau, nó phụ thuộc vào các điều kiện chinh trị, kinh tế, văn hóa xã hội ở thời đại đó, người ta có thề so sánh và đánh giá đúng thực chất chế độ dân chủ ấy là như thế nào? Dân chủ trong chế độ nô lệ, dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa là những nấc thang trong tiến trình phát triển dân chủ, là những giá trị xã hội mà loài người đã phấn đấu và đấu tranh trong suốt mấy nghìn năm lịch sử vì những quyền chính đáng của con người, cho con người.

Mỗi bước tiến của dân chủ cũng đồng thời là bước phát triển của quyền con người, của quyền công dân, của tiến bộ lịch sử, của văn hóa và văn minh. Sự phát triển của dân chủ, mở rộng dân chủ không chỉ làm phong phú thêm nội dung các vấn đề quyền con người mà còn là nhân tố kích thích và nâng cao tính tích cực, ý thúc chính trị của quảng đại quần chúng nhân dân.

Quyền con người, quyền công dân trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, dân sự, vãn hóa, xã hội tuy bao giờ cũng phụ thuộc và được quyết định bởi các điều kiện tồn tại xã hội, song quyền con người và quyền công dân luôn gắn liền với từng hệ thống pháp luật trong lịch sử xã hội, nghĩa là nó tồn tại và được thực hiện bao giờ cũng gắn với một hình thái nhà nước, với chế độ dân chủ nhất định. Quyền con người, quyền công dân là yếu tố thể hiện bản chất của pháp luật, nó không thể thiếu trong luật pháp của các chế độ, nhà nước dân chủ. Pháp luật của nhà nước dân chủ, chế độ dân chủ không thể không có quyền con người, quyền công dân cũng như quyền con người, quyền công dân không thể thiếu và ở bên ngoài pháp luật của nhà nước dân chủ. Điều so Hiến pháp năm 1992 nước ta khẳng định: “ở nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hỏa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật".

Hoàng Minh

0 nhận xét

Cuộc đấu tranh của nhân loại tiến bộ vì phát triển bền vững trong xu thế toàn cầu hóa và tác động của nó đến sự vận động của chủ nghĩa xã hội những thập niên đầu thế kỷ XXI

Đoàn Trường Thụ(*)
Nguồn: Tạp chí Triết học, số 4 (155), tháng 4 - 2004
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Chiến tranh lạnh kết thúc bằng sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu vào cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đã dẫn tới sự biến đổi cơ bản cục diện quan hệ quốc tế. Trật tự thế giới lưỡng cực dựa trên sự đối đầu quyết liệt giữa hai hệ thống kinh tế - chính trị và xã hội vốn tồn tại hơn 4 thập kỷ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai không còn. Thế giới đang trong thời kỳ quá độ chuyển sang một trật tự mới, đa cực.
Nhìn chung, trong bối cảnh quốc tế mới, nền hoà bình của thế giới được củng cố thêm một bước, mặc dù đây đó vẫn đang xảy ra những cuộc xung đột hoặc chiến tranh cục bộ. Sự phát triển (theo quan niệm mới) là tâm điểm mà tất cả các nước đang hướng tới; ranh giới phân chia giữa các quốc gia theo ý thức hệ ngày càng mờ nhạt. Nhân loại tiến bộ hy vọng và tin tưởng rằng, thế giới sẽ bước vào một thời kỳ mới, ổn định để tập trung phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống phồn vinh. Tuy nhiên, để phát triển thực sự trở nên bền vững là một việc không hề dễ dàng hoặc có thể làm được trong một thời gian ngắn. Sự tác động đan xen của nhiều nhân tố, trong đó, trước hết và nổi bật là xu thế toàn cầu hoá kinh tế đã, đang đặt ra nhiều thời cơ thuận lợi cũng như những thách thức không nhỏ cho nhân loại tiến bộ trong quá trình đấu tranh vì một thế giới công bằng, hoà bình, dân chủ và phát triển bền vững.
1. Trong khoảng một vài thập kỷ trở lại đây, dựa trên những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, quá trình toàn cầu hoá kinh tế diễn ra mạnh mẽ, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất, làm cho lực lượng sản xuất mang tính xã hội hoá cao độ, đưa lại sự tăng trưởng kinh tế vượt bậc; đồng thời, mang lại những nguồn lực rất quan trọng, cần thiết cho các quốc gia, từ các nguồn lực kinh tế đến các nguồn tri thức và kinh nghiệm, mở rộng khả năng và cơ hội rút ngắn khoảng cách giữa các nước đang phát triển với các nước phát triển. Trên cơ sở đó, toàn cầu hoá kinh tế khiến cho các quốc gia, dân tộc ngày càng xích lại gần nhau hơn, làm tăng thêm khả năng hội nhập và giao lưu, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các quốc gia trên toàn cầu; đồng thời, góp phần thúc đẩy việc nâng cao dân trí, làm phong phú thêm bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc. Mặt khác, nhờ quá trình toàn cầu hoá kinh tế, các quốc gia và các dân tộc ngày càng có điều kiện để tự khẳng định vị thế của mình. Cùng với những tác động tích cực của quá trình toàn cầu hoá, sự  nỗ lực của các quốc gia, đặc biệt là trong lĩnh vực cải cách quản lý kinh tế (theo nguyên tắc bằng chi phí thấp nhất để đạt hiệu quả cao nhất trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá) đã làm cho nền kinh tế đạt được bước tăng trưởng và có năng lực cạnh tranh. Điều này đòi hỏi mỗi quốc gia, khi tham gia vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế, phải nỗ lực vươn lên để tự hoàn thiện mình.
Đồng thời, có thể coi quá trình toàn cầu hoá như một “diễn đàn” nhằm gắn kết các cộng đồng. Dựa vào đó, mỗi một dân tộc, hay một quốc gia có thể bày tỏ quan điểm, tìm kiếm và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế cũng như  phát huy những lợi thế của mình. Quá trình toàn cầu hoá kinh tế còn tạo nên sự phối hợp, hợp tác giữa các quốc gia trong việc giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu, như khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, ngăn chặn và thanh toán dịch bệnh, chống khủng bố quốc tế, chống xung đột sắc tộc, xoá đói, giảm nghèo... Ngoài ra, quá trình đó còn làm tăng thêm tính đa dạng về văn hoá của mỗi cộng đồng, quốc gia, dân tộc. Điều này thể hiện ở chỗ, nó cùng tồn tại với văn hoá bản địa, làm tăng khả năng phát triển và quảng bá của văn hoá bản địa và do vậy, làm cho môi trường kinh tế, văn hoá và xã hội của các quốc gia trở nên mở hơn, năng động hơn.
Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng, toàn cầu hoá kinh tế là quá trình có tính hai mặt. Nó là một hiện tượng kinh tế nhưng không thuần tuý kinh tế, mà xen vào đó là nhiều yếu tố chính trị, văn hoá, xã hội khác. Ngoài mặt tích cực, nó còn có mặt tiêu cực, dẫn tới nhiều hậu quả đáng lo ngại, như sự bất công trong phân phối thành quả lao động, tình trạng người giàu, nước giàu được lợi và người nghèo, nước nghèo bị thua thiệt… Một khi sự hội nhập vào quá trình toàn cầu hoá ngày càng mạnh thì càng nhanh dẫn đến sự gia tăng tình trạng bất bình đẳng. Thực tế cho thấy, hiện có một bộ phận dân cư trên thế giới, đặc biệt là tại các nước đang phát triển đứng trước nguy cơ bị gạt ra bên lề tiến trình toàn cầu hoá. Quá trình toàn cầu hoá kinh tế được đẩy mạnh khiến cho cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất vốn đã gay gắt lại càng thêm gay gắt hơn. Nó buộc các nhà sản xuất phải ra sức tìm cách giảm chi phí, đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Một mặt, đây là quá trình không thể đảo ngược, xét từ bản chất của chủ nghĩa tư bản; mặt khác, nó cũng có tác động tiêu cực tới nền công nghiệp quốc gia ở các nước đang phát triển, làm xấu đi bầu không khí xã hội ở trong và ngoài các cơ sở sản xuất, đồng thời làm gia tăng nạn thất nghiệp và đói nghèo ở nhiều nơi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới các cuộc thôn tính lẫn nhau, xảy ra thường xuyên trong thời gian gần đây, giữa các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia hay giữa những quốc gia tư bản trên thế giới có lợi ích kinh tế không trùng hợp, thể hiện qua những mâu thuẫn về chính trị núp dưới các chiêu bài như “nhân quyền”, “dân chủ” hay “chủ quyền quốc gia, dân tộc”...
Không những thế, quá trình toàn cầu hoá hiện nay còn diễn ra một cách thiếu cân đối, không hài hoà. Giữa các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội và văn hoá đang có sự khập khiễng, chênh lệch cả về chiều rộng và chiều sâu. Sở dĩ có tình trạng này là do hai nguyên nhân cơ bản sau: Thứ nhất, quá trình toàn cầu hoá kinh tế không đi đôi với sự quan tâm đúng mức về xã hội và con người. Bởi vì, đối với các nước phát triển (những nước có tiềm lực lớn về kinh tế), mục tiêu cao nhất của họ trong quá trình toàn cầu hoá là lợi nhuận. Thông qua lợi nhuận (dưới dạng đầu tư…), họ muốn tăng cường ảnh hưởng và áp đặt sự thống trị toàn diện, trước hết là trong lĩnh vực kinh tế, đối với các nước trên thế giới. Điều đó khiến cho phần thua thiệt về xã hội và con người trên thế giới nói chung và ở những nước đang phát triển nói riêng trở nên rất nặng nề. Chính do sự đề cao lợi nhuận hơn con người mà bên trong toàn cầu hoá kinh tế hiện nay đang diễn ra xu hướng xem nhẹ vai trò của nhà nước, xem nhẹ những tác động của xã hội và tới xã hội. Thứ hai, quá trình toàn cầu hoá kinh tế chưa có được một cơ chế quản lý toàn cầu tương xứng, hiệu quả, và do vậy, nó “có vẻ như một con tàu không được điều khiển”.
Những tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hoá còn bị chi phối bởi mặt trái của sự phát triển khoa học, công nghệ. Những mặt trái của tiến bộ khoa học, công nghệ đang tiềm ẩn mối đe doạ đối với nền văn minh của nhân loại trong tương lai, như nguy cơ san bằng các hình thức sinh hoạt của các dân tộc, tàn phá các nền văn hoá, làm tan vỡ cơ cấu xã hội cổ truyền, phá vỡ nhiều quan hệ đạo đức, thuần phong mỹ tục của các quốc gia, gây ô nhiễm môi trường v.v.. Tình hình đó buộc nhân loại phải hợp sức giải quyết những vấn đề chung do quá trình toàn cầu hóa đặt ra.
Quá trình toàn cầu hoá cũng là một trong những tác nhân làm gia tăng nguy cơ và mức độ xung đột sắc tộc, dân tộc trên thế giới. Có thể nói, hiện nay, đa số các cuộc bạo lực có quy mô lớn đều ít nhiều bắt nguồn từ xu thế toàn cầu hoá. Tại những nơi này, ảnh hưởng và tác động tích cực của xu thế toàn cầu hoá bị giảm đáng kể do những phản ứng cực đoan với mặt trái của toàn cầu hoá. Dưới tác động của toàn cầu hoá, các cuộc xung đột sắc tộc, dân tộc ngày nay không chỉ dễ xảy ra mà còn khó chấm dứt và có nhiều nguy cơ bùng phát trở lại hơn so với trước đây. Gần đây, các phong trào chống toàn cầu hoá mang tính cực đoan đang có xu hướng trỗi dậy, một mặt, chúng thể hiện ra bằng những cuộc khủng bố đẫm máu; mặt khác, cũng phải thừa nhận rằng, sự xuất hiện của những phong trào này đã phản ánh tình trạng bế tắc trong quan hệ giữa các quốc gia do không tìm được sự nhất trí trong việc phân chia các nguồn lợi kinh tế và chính trị.
Các chương trình “tự do hoá”, đặc biệt là “tự do hoá kinh tế” trong quá trình toàn cầu hoá ngày càng làm cho thước đo sự phát triển kinh tế, xã hội và định hướng xã hội cũng như các giá trị xã hội khác phải lệ thuộc nhiều hơn vào các lực lượng kinh tế bên ngoài. Thực trạng này đang diễn ra ở nhiều nơi, đặc biệt là ở các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi. Đó là lý do để các quốc gia cần cân nhắc và thận trọng hơn khi tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu.
2. Quá trình toàn cầu hoá kinh tế ngày càng phát triển thì mặt trái của nó lại càng biểu hiện rõ hơn. Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và chất lượng của sự phát triển xã hội trong quá trình toàn cầu hoá chưa được giải quyết hài hoà. Những vấn đề chính trị, xã hội đó đặt ra một nhu cầu khách quan là toàn cầu hoá kinh tế cần có một môi trường, một hệ điều tiết chính trị, xã hội phù hợp để nó phát triển hướng đến bình đẳng và tiến bộ xã hội. Kiểu toàn cầu hoá như đang diễn ra trong thực tế hiện nay chủ yếu chỉ đem lại lợi ích cho các nước tư bản phát triển, cho giới chủ, cho các tập đoàn tư bản độc quyền xuyên quốc gia mà thôi. Nó không những không thể giải quyết được các mâu thuẫn thuộc về bản chất của xã hội tư bản, cũng như những vấn đề nóng bỏng của thời đại, mà còn làm cho chúng trở nên sâu sắc, trầm trọng hơn. Toàn cầu hoá càng đi vào chiều sâu thì mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản càng trở nên gay gắt với quy mô ngày càng mở rộng. Nó trở thành mâu thuẫn giữa tính quốc tế hoá, thậm chí toàn cầu hoá ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư bản về tư liệu sản xuất. Nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng, những mâu thuẫn (giữa nước giàu với nước nghèo, giữa trung tâm với ngoại vi, giữa các nước tư bản với nhau, giữa chủ nghĩa đế quốc bá quyền với các lực lượng dân chủ, hoà bình và tiến bộ xã hội...) do tiến trình toàn cầu hoá tạo ra sẽ ngày càng gay gắt và trở thành nhân tố khởi sinh một lực lượng toàn cầu, đấu tranh chống lại sự phát triển của chính bản thân toàn cầu hoá.
Chính vì vậy, trong một vài năm trở lại đây, trên thế giới đã xuất hiện một phong trào chính trị - xã hội rộng lớn chống lại toàn cầu hoá. Hầu như ở bất cứ cuộc gặp thượng đỉnh nào của các nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới, như G8 hay của các thiết chế kinh tế - tài chính thế giới (WTO, IMF, WB...) đều có một phong trào phản kháng xã hội mạnh mẽ diễn ra bên ngoài các phòng họp. Thành phần tham gia phong trào chống toàn cầu hoá rất đa dạng. Họ đến từ nhiều nơi, thuộc nhiều tổ chức và phong trào khác nhau, nhưng đều là đại diện cho những tầng lớp xã hội bị thiệt thòi nhất trong quá trình toàn cầu hoá. Tuy nhiên, mục đích của họ không phải là chống lại xu thế phát triển khách quan của toàn cầu hoá, mà là chống kiểu toàn cầu hoá tiêu cực, phi nhân tính của chủ nghĩa tư bản, chống chiến lược toàn cầu hoá theo mô hình chủ nghĩa tự do mới, chống hệ thống quyền lực tư bản quốc tế. Nói cách khác, phong trào đó chống lại quá trình toàn cầu hoá đang bị chủ nghĩa tư bản độc quyền quốc tế chi phối, lũng đoạn. Tổng thư ký Liên hợp quốc Côphi Annan đã khẳng định rằng, rất ít cá nhân, đoàn thể và chính phủ các nước chống lại bản thân toàn cầu hoá. Điều mà họ phản đối là sự chênh lệch của toàn cầu hoá. Thứ nhất, mặt tích cực và cơ hội của toàn cầu hoá vẫn đang tập trung cao độ ở một số nước mà sự phân bố ở ngay tại các nước này cũng không đồng đều. Thứ hai, trong mấy thập niên gần đây, hiện tượng mất cân đối đã xuất hiện: trong lúc người ta rất thành công trong vấn đề thúc đẩy mở rộng thị trường toàn cầu thì đứng trước những mục tiêu xã hội chân chính, như tiêu chuẩn lao động, vấn đề môi trường, vấn đề quyền con người, quyền được xoá đói nghèo, bệnh tật luôn bị bỏ rơi lại đằng sau. Nói rộng ra, đối với nhiều người, toàn cầu hoá đã mang ý nghĩa là sức mạnh gây tổn thương không thể lường trước được; là sức mạnh tạo nên mất cân đối về kinh tế, về chính trị một cách hết sức nhanh chóng. Thậm chí, đối với những quốc gia hùng mạnh, người ta cũng không biết được ai là chủ, họ lo lắng về công việc của mình và lo sợ cả tiếng kêu của mình cũng sẽ bị nhấn chìm trong làn sóng toàn cầu hoá.
Mặc dù có những khác biệt, nhưng tựu trung lại, mục tiêu chủ yếu của phong trào chống toàn cầu hoá được thể hiện ở 3 điểm: Một là, chống lại sự phân phối bất bình đẳng, khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng; hai là, chống lại cơ cấu trật tự tài chính - thương mại quốc tế hiện nay; ba là, chống chủ nghĩa tư bản toàn cầu mà đại diện là các công ty xuyên quốc gia. Những lực lượng tham gia phong trào đều thể hiện một nguyện vọng bức thiết là cần phải xây dựng một nền kinh tế đoàn kết, tiến tới một quá trình toàn cầu hoá mang tính nhân bản, phát triển bền vững, công bằng về mặt xã hội, đáp ứng ngày càng tốt hơn những nhu cầu cơ bản của mọi công dân; trong đó, con người được sống bình đẳng, đoàn kết, được tham gia vào dòng chảy toàn cầu hoá với tư cách là những chủ thể đích thực và tích cực. Với mục tiêu như vậy, nội dung đấu tranh của phong trào chống toàn cầu hoá trước hết và chủ yếu là kêu gọi thay thế quá trình toàn cầu hoá của thiểu số và cho thiểu số như hiện nay bằng một quá trình toàn cầu hoá mới, của tất cả và cho tất cả mọi người. Nội dung bao trùm này được cụ thể hoá thành nhiều mũi nhọn đấu tranh như chống đói nghèo, chống bất công xã hội, chống chủ nghĩa tự do mới, chống nền chính trị cường quyền nước lớn, chống việc trợ giá cho các sản phẩm nông nghiệp của các nước công nghiệp phát triển... hoặc thành những yêu sách về xoá nợ cho các nước kém phát triển, bảo vệ môi trường sống, phát triển một nền nông nghiệp sinh thái bền vững, dân chủ hoá cơ cấu và cơ chế của các tổ chức quốc tế như WTO, WB, IMF... Sự phản đối của những người chống toàn cầu hoá không phải nhằm vào một quốc gia nào, mà là vào chính toàn bộ cơ cấu lợi ích trên thế giới hiện nay. Vì vậy, xét về bản chất, có thể coi phong trào chống toàn cầu hoá chính là hành động chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa tư bản, chống lại mô hình kinh tế do Mỹ áp đặt; đồng thời, là sự ủng hộ khuynh hướng phát triển các mô hình kinh tế đa dạng, phù hợp với đặc điểm riêng của mỗi quốc gia, dân tộc. Trên một ý nghĩa nào đó, phong trào chống toàn cầu hoá còn là sự đóng góp vào việc xây dựng một nền kinh tế quốc tế phát triển lành mạnh, có tác động tích cực đối với đời sống kinh tế - chính trị thế giới; là sự thức tỉnh của ý thức công dân toàn cầu trước những vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường... cấp bách của nhân loại trong giai đoạn hiện nay.
3. Sự phát triển của toàn cầu hoá kinh tế dưới những tác động, cả tích cực và tiêu cực của chủ nghĩa tư bản hiện đại cho thấy, chủ nghĩa tư bản không thể là con đường đi tới tương lai của nhân loại. Dù sớm hay muộn, chủ nghĩa xã hội cũng sẽ thay thế cho chủ nghĩa tư bản. Đó là xu thế tất yếu của lịch sử, là quy luật khách quan không thể thay đổi. Những mặt trái của quá trình toàn cầu hoá kinh tế hiện nay đã chứng tỏ rằng, những mâu thuẫn cố hữu của chủ nghĩa tư bản không thể giải quyết được trong nội bộ hệ thống tư bản chủ nghĩa; ngược lại, chúng ngày càng trở nên căng thẳng, gay gắt hơn và tất yếu sẽ dẫn tới sự bùng nổ của cách mạng. Mặt khác, chính sự tăng lên của mâu thuẫn kinh tế - xã hội mang tính toàn cầu là nguồn gốc sâu xa khiến cho chủ nghĩa tư bản nhất định sẽ bị phủ định và được thay thế bằng chủ nghĩa xã hội. Bên cạnh đó, sự phát triển của khuynh hướng dân chủ thông qua thực tiễn của phong trào đấu tranh vì tiến bộ xã hội mà đặc trưng là chống toàn cầu hoá, đến mức độ nhất định, sẽ làm lộ rõ sự bất lực của chủ nghĩa tư bản đối với việc quản lý xã hội. Khi đó, khuôn khổ dân chủ tư sản trở nên quá chật hẹp so với sự phát triển của xã hội, và một yêu cầu khách quan đặt ra là tiến trình dân chủ hoá phải được xây dựng trên một cơ sở mới. Đây là những nét mới trong sự phát triển của xã hội, song đó hoàn toàn không phải là cái gì xa lạ. Thực ra, điều này đã được Mác, Ăngghen và Lênin dự báo khi các ông nghiên cứu, phân tích về quy luật tự phủ định của chủ nghĩa tư bản trong tiến trình phát triển của nó. Với ý nghĩa này, sự phát triển của toàn cầu hoá là bước chuẩn bị cho sự “cáo chung” của chủ nghĩa tư bản hiện đại trên quy mô toàn thế giới. Hiện nay, chủ nghĩa tư bản đang mưu toan lợi dụng xu thế toàn cầu hoá để phổ biến các giá trị và luật chơi tư bản chủ nghĩa trên phạm vi toàn cầu. Song, điều đó vấp phải xu hướng vươn tới tự do, bình đẳng ngày càng mạnh mẽ của cả nhân loại tiến bộ. Do vậy, quá trình toàn cầu hoá cũng chính là quá trình đấu tranh và sàng lọc, là quá trình hội nhập, giao thoa của các nền kinh tế, các giá trị văn hóa, chính trị khác nhau; trong đó, các giá trị văn minh - nhân đạo của loài người sẽ được tiếp thu, kế thừa. Và trong quá trình ấy, những cái gì là tích cực và tiến bộ, sớm hay muộn, sẽ được phát triển, đó chính là quy luật tất yếu trong sự phát triển của xã hội.
Có thể nói, phong trào chống toàn cầu hoá diễn ra ngày một sâu rộng là sự phản ánh một cách chân xác tính đa dạng và phức tạp của thế giới hiện nay. Đồng thời, đó cũng là một minh chứng khẳng định rằng, chế độ tư bản chủ nghĩa đang bị phê phán và tấn công trên khắp mọi cơ tầng kinh tế - xã hội nội tại của chính nó. Rõ ràng, phong trào chống toàn cầu hoá đang trở thành một lực lượng mới trong nền chính trị thế giới ngày nay với những mục tiêu đấu tranh tích cực, tiến bộ. Tuy chưa phải là chủ thể của một cuộc cách mạng, nhưng phong trào chống toàn cầu hoá đang ẩn chứa một tiềm năng cách mạng, báo hiệu một giai đoạn mới của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản.
Cùng với phong trào chống toàn cầu hoá, sự ảnh hưởng và ngày càng lan rộng của những tư tưởng về chủ nghĩa xã hội đang có những bước phát triển mới về chất. Những tư tưởng về chủ nghĩa xã hội vẫn tiếp tục thẩm thấu vào trong nhận thức và biến thành hành động của đại đa số nhân dân lao động trên khắp thế giới. Chủ nghĩa xã hội vẫn luôn là tình cảm và nguyện vọng, là định hướng đấu tranh để vươn tới của họ. Với bản chất tốt đẹp của nó là đấu tranh và cổ vũ loài người đấu tranh vì một xã hội ấm no, công bằng, bình đẳng, dân chủ, hoà bình và quyền con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống, chủ nghĩa xã hội vẫn đang và sẽ là một mục tiêu trùng khít với những mục tiêu chung của nhân loại tiến bộ. Cho đến nay, các định hướng của chủ nghĩa xã hội như giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất, xoá bỏ áp bức và bóc lột, xoá bỏ phân hoá giàu nghèo, xây dựng một xã hội phồn vinh, hạnh phúc, không có sự bất công…, vẫn là những giá trị cơ bản, phù hợp với quy luật tự nhiên của sự phát triển lịch sử, phù hợp với lợi ích của đại đa số quần chúng nhân dân và là sự lựa chọn sáng suốt của nhân loại. Khác hẳn chủ nghĩa tư bản coi con người chỉ là phương tiện để đạt được lợi ích hẹp hòi của nó, chủ nghĩa xã hội – với hệ giá trị trên – coi con người vừa là mục tiêu vừa là động lực, và hơn thế, còn đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển xã hội. Và, lẽ dĩ nhiên, nhân dân sẽ lựa chọn khuynh hướng phát triển xã hội theo hệ giá trị tiên tiến này và chung sức để xây dựng thắng lợi xã hội đó trên toàn thế giới. Có thể nói, triển vọng phát triển của chủ nghĩa xã hội trong những năm đầu của thế kỷ XXI là không thể bác bỏ, vì nó đã bám rễ trong ý thức của con người, được vật chất hoá trong tư duy của nhân loại tiến bộ. “Chủ nghĩa xã hội trên thế giới, từ những bài học thành công và thất bại cũng như từ khát vọng và sự thức tỉnh của các dân tộc, có điều kiện và khả năng tạo ra bước phát triển mới”(1), bởi đó là quy luật tiến hoá của lịch sử nhân loại.


(*) Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
(1) Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX.  Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.65.
Đã xem: 52
Thời gian đăng: Thứ năm - 04/06/2015 14:39
Người đăng: Phạm Quang Duy

0 nhận xét

Căn bệnh men gan cao – Triệu chứng của men gan cao

Đối với bất kỳ 1 căn bệnh gì xảy ra với thân thể đều được nhận biết thông qua các biểu hiện ra bên ngoài mà ta có khả năng cảm nhận được, chỉ một số ít người nhận ra bệnh là khi đi khám thầy thuốc. Có các căn bệnh có 1 số triệu chứng cơ bản ngay từ thời điểm đầu của bệnh lý song có các bệnh lý chỉ xuất hiện dấu hiệu ra bên ngoài khi bệnh lý đã ở vào quá trình nguy hiểm. Bệnh men gan cao là một trong số đó, vậy dấu hiệu men gan cao là gì, có đơn giản để bạn nhận biết. Cùng đọc nhé!

1. Bệnh men gan cao

bieu hien cua men gan tang cao, triệu chứng của men gan cao, dấu hiệu men gan cao
Quá trình chuyển hóa năng lượng của cơ thể là nhờ vào làm việc của men gan do các tế bào gan sản xuất ra, một lá gan khỏe mạnh sẽ giúp cho giai đoạn tiêu hóa thức ăn cũng như dự trữ năng lượng diễn ra 1 cách đơn giản và đáp ứng được nhu cầu liên quan đến năng lượng của cơ thể. Men gan cao là khi những tế bào gan còn hoạt động một cách khỏe mạnh mà đã chịu một số tổn thương, lúc này 1 số tế bào phóng thích ở trong máu tăng cao so với mức bình thường.
Lý do đem tới men gan cao đa số đều do các thói quen không tuyệt vời của từng người, với lối sống hiện đại và mọi nhu cầu đều được đáp ứng, con người dần rơi vào cái cuộc sống lo hưởng thụ và làm những điều bản thân thích mà không lưu ý đến việc bảo vệ sức khỏe, thói quen ăn rất nhiều thức ăn nhanh và sử dụng một số chất kích thích liên tục khiến cho chỉ số men gan tăng thêm mà không biết.

2. Dấu hiệu men gan cao

bieu hien cua men gan tang cao, triệu chứng của men gan cao, dấu hiệu men gan cao
Cũng như các căn bệnh về gan, triệu chứng men gan cao tương đối ít, thậm chí những biểu hiện của nó không khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu. Người bệnh vẫn có khả năng làm việc 1 cách bình thường và không gặp phải 1 trở ngại gì. Vì những triệu chứng của men gan cao như vậy nên người bệnh không đi khám và ủ căn bệnh trong người, sống cùng nó và chỉ đến khi bệnh lý ở mức nghiêm trọng, xuất hiện những biến chứng thì người bệnh mới đến gặp bác sĩ để tìm phương pháp điều trị căn bệnh.
Mặc dù không có một số triệu chứng rõ nét nhưng mà nếu để ý và quan sát một số thay đổi của cơ thể bạn sẽ cảm nhận được 1 số thay đổi nhỏ đang diễn ra. Bieu hien cua men gan tang cao là có cảm giác đau nhẹ nhàng ở khu vực bụng dưới, bụng có dấu hiệu trướng nhẹ,… khi nhận ra thân thể có một số dấu hiệu này 1 cách thường xuyên thì bạn cần tới những trung tâm y tế để làm những xét nghiệm liên quan đến chỉ số men gan từ đó biết cách chữa trị kịp thời tránh để bệnh lý phát triển biến thành những biến chứng nghiêm trọng như: xơ gan, viêm gan, ung thư gan. Một khi bệnh ở mức nghiêm trọng giai đoạn chữa trị bệnh lý sẽ gặp rất nhiều khó khăn cũng như sẽ ảnh hưởng không ít tới chất lượng cuộc sống hiện tại . Sự quan trọng của thể trạng đối với cả mỗi người là 1 điều cần thiết để chúng ta tìm cách bảo vệ và trông nom sức khỏe 1 cách phù hợp, một thể trạng tuyệt vời không chỉ mang lại niềm vui và ý nghĩa cho bản thân mà sẽ góp phần không nhỏ vào việc xây dựng 1 xã hội với các công dân thực sự khỏe mạnh.
https://meovatdoisong.net/can-benh-men-gan-cao-trieu-chung-cua-men-gan-cao/

0 nhận xét

Cẩm nang trị bệnh trĩ gia đình nên biết

Hiện nay, có hơn 50% dân số Việt Nam mắc phải căn bệnh trĩ, trong đó phổ biến nhất là dân văn phòng, phụ nữ mang thai và những người thường xuyên phải làm việc nặng. Hiểu biết về bệnh trĩ cũng như cách phòng ngừa và điều trị bệnh sẽ giúp chúng ta tránh và đối mặt với bệnh tốt hơn, khoa học và kịp thời hơn.

Cẩm nang trị bệnh trĩ gia đình nên biết

I. Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là căn bệnh thuộc vùng hậu môn trực tràng, do sự căng giãn quá mức của các tĩnh mạch hậu môn trực tràng. Vì phải chịu áp lực quá nhiều nên làm máu không lưu thông được. Tình trạng này kéo dài và không được thay đổi thói quen sẽ hình thành nên các búi trĩ.
Đây là một căn bệnh khá phổ biến trong cuộc sống hiện đại, có thể gặp phải ở bất cứ độ tuổi nào, không phân biệt đàn ông hay phụ nữ. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng bệnh trĩ có thể để lại những biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Ngoài ra, bệnh trĩ làm chất lượng cuộc sống của người bệnh giảm sút vì khó chịu, đau rát, ngứa ngáy, chảy máu và thậm chí có thể chuyển thành ung thư.
Vì tâm lý e ngại, công thêm chủ quan nên các bệnh nhân thường bỏ qua và không chịu đi khám bác sĩ. Đây chính là lý do vì sao bệnh trĩ ngày càng nặng thêm.
tim-hieu-ve-benh-tri-2

II. Những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ?

  1. Dưới đây là những yếu tố phổ biến gây ra bệnh trĩ:
  • Bệnh viêm đại tràng mãn tính, táo bón kinh niên kéo dài gây rặn mạnh khi đại tiện.
  • Do quá trình tăng áp lực xoang bụng do lao động nặng, do ho (vì người bệnh mắc bệnh viêm phế quản mạn dãn phế quản).
  • Sinh hoạt tĩnh tại với tư thế đứng lâu hoặc ngồi nhiều suốt ngày (như công việc đánh máy, thợ may).
  • Khi phụ nữ mang thai tử cung lớn dần chèn ép các tĩnh mạch trĩ gây ứ đọng máu trong tĩnh mạch.
     2. Thói quen xấu gây ra bệnh trĩ
  • Ngồi một vị trí quá lâu và không chú ý chế độ nghỉ ngơi
Theo kết quả của một nghiên cứu cho thấy, việc ngồi quá lâu sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ, benh tri lên tới 72,9%, trong khi đó con số này ở những người thường xuyên vận động là 43%. Do đó, đối tượng là nhân viên văn phòng nên đứng lên và vận động đi lại sau mỗi 45 – 60 phút. Còn nếu ngồi xổm thì cứ 30 phút nên đứng lên đi lại hoặc thay đổi tư thế ngồi.
Những đối tượng thường xuyên làm việc quá sức, đi du lịch dài ngày hoặc thức đêm mà không nghỉ ngơi sẽ có nguy cơ bị bệnh trĩ cao hơn. Do đó, việc cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi là điều rất quan trọng. Quá trình này giúp bạn phòng trĩ hiệu quả và giúp cơ thể có thời gian hồi phục, đạt trạng thái tốt nhất.
tim-hieu-ve-benh-tri-4
  • Sở thích ăn thực phẩm nhiều gia vị và uống rượu
Những thức ăn có nhiều gia vị và rượu có thể làm tắc nghẽn xoang hậu môn, gây nên bệnh trĩ, benh tri và chảy máu. Trường hợp này gặp nhiều ở các bệnh nhân bị chảy máu đường ruột nhưng vẫn uống rượu và ăn thức ăn nhiều gia vị. Do đó, những bệnh nhân bị bệnh trĩ nên kiêng hoặc hạn chế ăn những thực phẩm này.
  • Uống ít nước
Việc uống quá ít nước có thể gây ra táo bón và bệnh trĩ, đừng bao giờ để cơ thể bạn bị thiếu nước. Uống nước đầy đủ không chỉ ngăn ngừa nguy cơ bị táo bón, bệnh trĩ mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Không nên uống nhiều trà vì trà gây ra chứng khó tiêu, không có lợi cho việc bài tiết chất thải.
  • Đi vệ sinh quá lâu và không vệ sinh đúng cách sau khi đi vệ sinh
Nhiều người có thói quen vừa đi vệ sinh vừa đọc báo, hành vi này gián tiếp gây ra bệnh trĩ mà bạn không hề hay biết. Thói quen này kéo dài sẽ làm rối loạn chức năng của đường ruột, vì vừa đọc báo vừa đi vệ sinh sẽ làm bạn phân tâm, làm tăng gánh nặng cho hậu môn. Thời gian hậu môn mở kéo dài làm tăng sự tích tụ chất thải, giảm máu tĩnh mạch và lâu ngày dẫn đến bị bệnh trĩ.
Sau khi đi vệ sinh, việc sử dụng giấy vệ sinh sẽ không làm sạch được hậu môn, không thể loại bỏ hoàn toàn được những chất thải đọng lại trên các nếp gấp da trên hậu môn, các dư lượng trong phân sẽ tạo điều kiện để bệnh trĩ phát triển. Do đó, bạn nên sử dụng nước để làm sạch hậu môn sau khi đi vệ sinh. Hoặc tốt nhất là nên tắm sau khi vệ sinh 10 – 15 phút để ngăn ngừa nhiễm trùng, phòng bệnh trĩ.

III. Tác hại của bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ có thể gây ra những tác hại như ngứa, rát, chảy máu, đau đớn, thường xuyên hoa mắt, chóng mặt… Bệnh trĩ, không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân mà còn chi phối rất lớn tới yếu tố tinh thần của người bệnh.
  1. Gây rối loạn công việc và sinh hoạt của người bệnh
Khi các búi trĩ sa ra ngoài gây viêm loét hậu môn, hiện tượng chảy máu khi đi đại tiện thường xuyên sẽ làm cho người bệnh vô cùng đau đớn. Khi hoạt động ở tư thế ngồi, đi lại sẽ làm cho người bệnh cảm thấy khó khăn, không tự tin vào bản thân, nhất là đứng và làm việc trước đám đông.
  1. Nguy cơ gây mất máu
Càng để lâu bệnh trĩ càng trầm trọng hơn và điều trị cũng phức tạp hơn. Chứng chảy máu búi trĩ xảy ra thường xuyên sẽ khiến bệnh nhân dễ mất máu, ngất xỉu, hoa mắt, chóng mặt, suy giảm trí nhớ. Về lâu dài, chứng mất máu nhiều có thể gây thiếu máu não, tinh thần mất tỉnh táo, suy nhược cơ thể.
tim-hieu-ve-benh-tri-5
  1. Ảnh hưởng đến đời sống tình dục
Khi các búi trĩ ra xuống, viêm loét, ngứa ngáy, chảy máu mà bệnh nhân có quan hệ tình dục sẽ làm cho bệnh trĩ ngày càng nặng thêm. Máu sẽ chảy ra nhiều hơn, đau đớn. Do đó sẽ gây ảnh hưởng, làm giảm chất lượng của đời sống tình dục.
Thêm vào đó, sự có mặt của các búi trĩ sẽ làm cho người bệnh cảm thấy tự ti về bản thân, rất ngại đối diện với bạn tình, ham muốn tình dục sẽ giảm dần đi.

IV. Các triệu chứng của bệnh trĩ.

Bệnh trĩ có 2 triệu chứng phổ biến như sau: chảy máu và sa búi trĩ.
  • Hiện tượng chảy máu thường rất kín đáo. Người bệnh tình cờ phát hiện thấy máu ở giấy vệ sinh sau đó máu có thể chảy thành tia hay thành từng giọt. Nặng hơn thì máu chảy ngày càng nhiều thậm chí cả những lúc đi lại hoặc ngồi xổm khiến bệnh nhân phải đi khám. Có trường hợp máu chảy ra đọng lại trong lòng trực tràng, sau mỗi lần đi cầu thì thấy máu ra thành từng cục.
  • Sa búi trĩ là hiện tượng sẽ xảy ra trễ hơn sau một thời gian đi đại tiện ra máu. Ở giai đoạn đầu, búi trĩ sẽ lòi ra ngoài và tự co vào trong hậu môn được. Nhưng đến khi bệnh trĩ phát triển đến giai đoạn nặng thì búi trĩ sa ra ngoài và không thể tự co lại vào trong, lúc này bệnh nhân phải dùng tay để đẩy búi trĩ vào bên trong. Nếu không được điều trị kịp thời, búi trĩ sẽ to dần lên và thường xuyên nằm ngoài hậu môn.
  • Các triệu chứng khác như: đi cầu khó, kèm theo đau rát, ngứa hậu môn. Bình thường, trĩ không gây đau nhưng khi có biến chứng sa trĩ nghẹt hay tắc mạch , nứt hậu môn…. khiến bệnh nhân khó chịu, cảm giác ướt và ngứa, cần thiết phải có sự can thiệp của bác sĩ.
tim-hieu-ve-benh-tri-6

V. Phân loại bệnh trĩ.

Bệnh trĩ có 3 dạng phổ biến, bao gồm: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Bệnh nhân có thể mắc trĩ nội, trĩ ngoại hoặc cả trĩ nội và trĩ ngoại.
  1. Đặc điểm và dấu hiệu của trĩ nội
    • Đặc điểm của trĩ nội
  • Búi trĩ xuất phát ở bên trên đường lược.
  • Bề mặt là những lớp niêm mạc của ống hậu môn.
  • Không có các dây thần kinh cảm giác.
  • Triệu chứng: chảy máu, sa trĩ dễ dẫn đến nghẹt gây viêm da quanh hậu môn.
  • Tuỳ theo mức độ trĩ nội được phân thành bốn mức.
Độ 1: Búi trĩ mới hình thành với triệu chứng chính là chảy máu.
Độ 2: Khi đi cầu xuất hiện búi trĩ sa ra ngoài rồi tự co lên.
Độ 3: khi đi cầu búi trĩ sa ra ngoài và phải dùng tay đẩy mới lên được.
Độ 4: búi trĩ sa ra ngoài dùng tay đẩy lên cũng không co lên được dễ dẫn đến bị thắt nghẹt gây hoại tử.
  • Dấu hiệu của bệnh trĩ nội giai đoạn đầu
Trĩ nội nằm trong trực tràng, và phải chịu lực nén từ bên trong nên có khả năng gây sung huyết, chảy máu và đôi khi bị sa ra ngoài. Chúng hiếm khi gây đau đớn cho bệnh nhân bởi mô trực tràng không có dây thần kinh cảm giác.
Trĩ nội là những búi trĩ nằm ở lớp niêm mạc hậu môn, không có thần kinh cảm giác và không hề đau. Diễn viến của trĩ nội ở giai đoạn đầu là chảy máu. Biến chứng ở các giai đoạn tiếp theo là sa nghẹt vú trĩ, viêm da hậu môn.
Trĩ nội có các đặc điểm trên và có các triệu chứng như: nóng, rát khi đi đại tiện, ngứa quanh vùng hậu môn. Thường thì các triệu chứng là không rõ rệt và chỉ khi nào bệnh tiến triển mạnh, gây đau đớn, khó chịu thì người bệnh mới chịu đi khám bác sĩ. Các biến chứng có thể xảy ra là: tắc mạch máu, sa búi trĩ gây nghẹt ở xung quanh vùng hậu môn, nứt hậu môn hay nặng hơn nữa và xe cạnh hậu môn…
tim-hieu-ve-benh-tri-1
  1. Đặc điểm và dấu hiệu của trĩ ngoại
Bệnh trĩ ngoại,  được xem là một trong 3 dạng phổ biến của bệnh trĩ. Khối trĩ ngoại sẽ nằm ở vị trí bên dưới đường lược. Trong lâm sàng thực tế, trĩ ngoại có thể được chia thành nhiều loại khác nhau, do vậy biểu hiện của trĩ ngoại cũng sẽ đa dạng hơn nhiều. Thông thường, trĩ ngoại sẽ dễ phát hiện so với trĩ nội. Vì vậy mà cách trị trĩ ngoại cũng sẽ đơn giản hơn so với trĩ nội.
  • Về cơ bản, đặc điểm của trĩ ngoại có thể kể đến
  • Búi trĩ xuất phát bên dưới đường lược.
  • Bề mặt là những lớp biểu mô lát tầng.
  • Có các dây thần kinh cảm giác.
  • Triệu chứng :đau kèm theo xuất hiện mẩu da thừa.
    • Những dấu hiệu của trĩ ngoại giai đoạn đầu
  • Dấu hiệu như khối huyết trĩ ngoại: Đây là trường hợp xuất hiện khá ngẫu nhiên làm cho người bệnh cảm thấy đau đớn rõ rệt, đôi khi có các triệu chứng toàn thân, đau đớn kể cả xảy ra khi vô tình tiếp xúc. Khi vận động mạnh hoặc đi đại tiện, khối trĩ sẽ sa ra ngoài hậu môn, người bệnh sẽ cảm giác đau đớn bất thường, nhất là khi vận động, đi đại tiện, khi xảy ra hiện tượng viêm nhiễm trên bề mặt da hậu môn bị loét, cỏ mù và hình thành vết rò hậu môn.
  • Nếu là mô liên kết trĩ ngoại thời kỳ đầu thường có biểu hiện sưng to ở nếp gấp. Viêm nhiễm sẽ thường xuyên kích thích nên da bên ngoài hoặc phía trước hậu môn, đôi khi là cả 2. Thường đi kèm với chai cứng hậu môn, dễ gây kích thích, co thắt cơ vòng và gây ra đau nhức.
  • Trĩ ngoại còn bao gồm cả viêm trĩ ngoại và sưng phồng tĩnh mạch trĩ ngoại, khu vực hậu môn phải chịu tổn thương do viêm nhiễm, người bệnh thường có cảm giác nóng rát ở phần hậu môn. Tĩnh mạch trĩ ngoại sưng phồng nằm ở phía dưới đường lược, hình thành nên các khối tròn, hình bầu bục hoặc hình lăng trụ mềm ở lề hậu môn. Nếu có mụn nước thì tình trạng này sẽ có diễn biến nghiêm trọng hơn.
Với những biểu hiện của trĩ ngoại, tri ngoai như trên. Bạn nên có cách phòng ngừa kịp thời để tránh khỏi căn bệnh phiền toái này. Trong trường hợp nếu đã bị bệnh trĩ ngoại, bạn nên đi khám bác sĩ để có phương pháp chữa trị kịp thời. Nếu để bệnh trĩ ngoại phát triển đến giai đoạn cuối, bệnh sẽ để lại những biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân người bệnh.

VI. Phòng tránh và điều trị bệnh trĩ

  1. Đối với dân văn phòng
Các anh chị em văn phòng cần có ý thức phòng bệnh hơn chữa bệnh. Cách phòng bệnh tốt nhất là nên uống nhiều nước, nên uống một ly nước sau khi thức dậy, ăn nhiều chất xơ, rau, củ quả, tập thể dục hàng ngày, đi đại tiện đều đặn, tránh ăn các loại đồ ăn nóng, chất kích thích,…. Những đối tượng ngồi nhiều máy tính nhiều nên cứu 1 tiếng lại đứng dậy đi lại 5 – 10 phút.
Khi có những triệu chứng của bệnh trĩ thì cần phải đi thăm khám bác sĩ kịp thời để phát hiện và có phương pháp điều trị kịp thời.
  1. Với phụ nữ có thai
Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai là do lượng máu tăng cao và chứng táo bón. Trong quá trình mang thai, bà bầu dễ bị bệnh trĩ, búi trĩ, chảy máu do tuần hoàn máu trong cơ thể tăng lên nhằm để đáp ứng nhu cầu của thai nhi trong bụng. Điều này sẽ khiến cho tĩnh mạch giãn nở, đặc biệt là ở khu vực xương chậu do chịu áp lực từ trọng lượng của túi ối. Và một nguyên nhân chủ yếu làm cho tình trạng trĩ thêm trầm trọng hơn là khi mang thai, chị em dễ mắc phải chứng táo bón.
Phụ nữ nên sinh mổ hay sinh thường sẽ phụ thuộc vào mức độ của bệnh trĩ đã phát triển đến giai đoạn đầu. Đối với những trường hợp bị bệnh trĩ giai đoạn đầu thì có thể đẻ thường, nhưng đẻ thường có thể ít nhiều gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của mẹ đẻ, vì khi sinh thường, búi trĩ chắc chắn sẽ lòi ra ngoài dài hơn hoặc vùng bị trĩ sẽ tổn thương nặng hơn. Do đó, thai phụ bị bệnh trĩ sau khi sinh thường bị đau mỗi khi đi đại tiện.
Đối với những bà bầu bị bệnh trĩ ở giai đoạn nặng, có các triệu chứng như búi trĩ sa ra ngoài, táo bón, có thể có hiện tượng chảy máu búi trĩ, ngứa hậu môn và thai đã nhiều tuần tuổi thì cách tốt nhất là nên sinh mổ. Các bác sĩ khuyến cáo thì bà bầu khi bị trĩ nặng thì không nên sinh thường, vì khi sinh phải rặn nhiều, dồn sức để rặn, điều này sẽ làm cho búi trĩ tụt xuống làm cho bệnh ngày càng nặng thêm và rất nguy hiểm cho thai phụ.
Một số cách để giảm bớt khó chịu cho phụ nữ mang thai bị bệnh trĩ
  • Sử dụng đá lạnh để chườm vào lỗ hậu môn hàng ngày. Đá lạnh giúp mạch máu lưu thông dễ dàng hơn, giảm thiểu tình trạng sưng tấy của búi trĩ, giúp giảm đau.
  • Giữ gìn vệ sinh hậu môn sạch sẽ: nên rửa sạch và lau khô hậu môn sau khi đi vệ sinh.
  • Tắm nước ấm: ngâm mình trong nước ấm sẽ làm cho bệnh trĩ thuyên giảm di máu được kích thích, lưu thông tuần hoàn hơn.
  • Không nên ngồi lâu một chỗ vì nó sẽ làm răng áp lực các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng khiến cho bệnh trĩ phát triển nặng hơn.
  • Bổ sung thêm chất xơ và uống nhiều nước để làm phân mềm ra, tránh gây áp lực cho vùng hậu môn, trực tràng.
  • Thực hiện các bài tập yoga dành cho bà bầu.
  • Khi bệnh trĩ phát triển nặng, phụ nữ mang thai nên đi khám và chữa trị kịp thời tại các cơ sở uy tín.
  • Bà bầu tuyệt đối không tự ý mua thuốc về uống hoặc bôi, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và an toàn của thai nhi.
Phòng bệnh trĩ cho phụ nữ mang thai
Bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai rất khó để điều trị, vì dễ gây ra những cơn gò tử cung và có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Việc điều trị bệnh trĩ cho bà bầu phải thỏa mãn các điều kiện như ngăn ngừa không cho xảy ra các biến chứng như chảy máu hay đau do trĩ tắc mạch. Thêm một điểm nữa là điều trị khi có biến chứng vì phải chọn loại thuốc chữa trĩ không làm ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. Thai phụ cần cân nhắc khi lựa chọn việc sinh thường hay sinh mổ, vì bệnh trĩ sẽ gây ra nhiều khó khăn cho quá trình sinh nở.
 Do đó, các thai phụ cần lưu ý những điểm như sau:
  • Luyện tập thói quen đi cầu đều đặn, hãy ăn nhiều rau xanh và thường xuyên vận động nhẹ nhàng. Bạn có thể uống 300 – 500 ml sữa tươi không béo, không đường pha thêm 10 – 20 ml dầu dừa mỗi ngày, nên chọn thời điểm uống buổi sáng – trưa hay chiều tùy thuộc vào thói quen của bạn. Ngoài ra, cần chọn điều kiện thoải mái về mặt thời gian để thuận tiện cho việc đi đại tiện. Thông thường, sau khi uống sữa tươi và dầu sừa 20 phút – 1 giờ đồng hồ, bạn sẽ có nhu cầu tìm đến nhà vệ sinh.
  • Tăng cường chất xơ trong các bữa ăn hàng ngày, chất xơ có nhiều trong rau, củ, quả, cần ăn tối thiểu 35g/ngày (tương đương ba trái chuối, ba trái cà chua và một đĩa rau). Trong các loại rau, rau diếp cá được xem là rất tốt cho những người bị bệnh trĩ, vì ngoài tính năng bổ sung thêm chất xơ, nó còn giúp làm bền thành mạch, làm teo búi trĩ, ngăn ngừa chảy máu. Tuy nhiên, các bà bầu nên chú ý khi ăn rau diếp cá, có nhiều người khi ăn vào sẽ bị đau bụng.
  • Sử dụng bồn cầu có bộ phận nâng đỡ sàn chậu – hậu môn. Dụng cụ này sẽ có tác dụng nâng đỡ cửa sau và sàn chậu của các bà bầu khi đi đại tiện. Do đó, hậu môn và sàn chậu sẽ không bị sa xuống quá nhiều, tránh được tình trạng rách hậu môn, chảy máu hậu môn.
  • Các bà mẹ đang mang thai cũng nên thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng, ở những tư thế không làm bào thai bị trì, đè xuống phần dưới của cơ thể. Các thai phụ cũng nên đi bơi để kích thích ruột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Khi có nhu cầu đi vệ sinh, bà bầu nên đi ngay và không nên nhịn lâu. Khi bị bệnh trĩ, thai phụ nên giữ gìn vệ sinh vùng hậu môn bằng nước ấm để đảm bảo vệ sinh, tránh ngồi xổm.
  • Trong quá trình mang thai nếu bị bệnh trĩ, thai phụ nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cách điều trị kịp thời. Không nên tự mua thuốc uống ở nhà, sẽ không tốt cho thai nhi.
  • Phẫu thuật trĩ khi mang thai hoặc sau khi sinh phải cho con bú đều gây trở ngại cho bệnh nhân phải dùng kháng sinh. Do đó, cần phải có phương pháp phòng ngừa với chế độ dinh dưỡng và tập thể dục để không bị mắc bệnh.
Các bà bầu đang mang thai có tỷ lệ trĩ bị biến chứng tắc mạch là 10%. Khi gặp biến chứng này, bạn có thể giải quyết như sau: dùng nước muối ấm ưu trường nồng độ 50%, tương đương với 20 ml nước ấm pha thêm 2 muỗng café muối, tẩm ướt miếng gạc, đắp lên vùng bị trĩ trong vòng 30 để giúp giảm sưng búi trĩ tắc mạch.
  1. Điều trị bệnh trĩ cho người già
Người già đại đa số là trĩ hỗn hợp, trong đó trĩ ngoại hầu hết có da bị xơ hóa. Trĩ rất dễ bị nặng thêm, không những thế còn dẫn đến tình trạng lòi trĩ nội ra ngoài, chảy máu và tắc mạch máu… Đối với người già mắc những căn bệnh mạn tính, như bệnh cao huyết áp, đái tháo đường và cách bệnh mạn tính về đường hô hấp, do đó thậm chí dùng các biện pháp trị liệu cũng không có hiệu quả.
Điều trị bệnh trĩ cho người già:
Nếu tình trạng sức khỏe không tốt (thậm chí có trường hợp luôn phải nằm sấp trên giường), nên áp dụng cách chữa trị giữ gìn bảo dưỡng. Nên làm một số việc sau:
  • Điều chỉnh thói quen đi đại tiện, điều hòa chế độ ăn uống sao cho phù hợp.
  • Giữ gìn vệ sinh vùng cửa hậu môn và vùng bụng.
  • Giữ gìn sức khỏe tốt, chịu khó vận động.
  • Trị liệu bằng uống thuốc toàn thân và cục bộ, như uống thuốc Đông y nhuận tràng, bên ngoài có thể dùng thuốc Đông y xông hơi và dùng kem bôi trĩ,…. Làm như vậy giúp tuần hoàn máu ở hậu môn, làm lưu thông khí huyết, tránh hiện tượng táo bón.
Có thể áp dụng một số phương pháp dễ làm đơn giản, không gây đau đớn và không để lại di chứng và các chứng kéo theo, như chiếu xạ tia hồng ngoại và khiêu trị. Ngoài ra, cũng có thể áp dụng các phương pháp châm cứu. Các huyệt vị thường dùng là toản trúc (nằm đầu phía trong lông mày, gần mí mắt trên hốc mắt) có thể chữa khỏi đau phù, chảy máu và lòi trĩ, yến khẩu (ở hai bên khóe miệng) có thể chữa khỏi chảy máu trĩ, lòi trĩ và táo bón, ngân giao (nằm ở môi trên, đầu vành môi, vị trí gần răng cửa) có thể chữa chảy máu trĩ và giảm đau, bạch hoàn du (cách đường chính giữa lưng khoảng 1,5 tấc, nằm ở hốc xương cùng thứ 4) có thể chữa chảy máu trĩ, đại tiểu tiện bất lợi, trường cường (nằm giữa hậu môn và đầu xương cùng) có thể chữa trĩ lòi ra ngoài.
  • Tình trạng sức khỏe toàn thân tốt hay vẫn còn tốt, vẫn có thể hoạt động, dù là người bị trĩ nặng hay trĩ cấp tính đều có thể căn cứ vào loại trĩ hay thời kỳ trĩ để lựa chọn phương pháp chữa thích hợp.
tim-hieu-ve-benh-tri-8
  1. Chú ý chế độ ăn uống và sinh hoạt
Chế độ ăn uống
  • Ăn thức ăn nhiều chất xơ, không ăn quá nhiều đạm mà nên kết hợp đều cả chất xơ, đạm, tinh bột để giúp nhuận tràng.
  • Không ăn quá nhiều thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến: Những thức ăn được chế biến sẵn sẽ khiến cho quá trình hình thành phân khó khăn hơn, dẫn đến khó đại tiện, gây ra chứng táo bón và các vấn đề có liên quan, điển hình ở đây là bị bệnh trĩ. Do đó, nếu bị bệnh trĩ, bạn nên giảm và hạn chế việc tiêu thụ lượng thực phẩm được chế biến sẵn, đường,…
  • Uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh, hoa quả. Uống quá ít nước sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi, gây táo bón.
  • Kiêng đồ cay nóng, mặn, đồ uống có cồn và chất gây nghiện.
  • Ăn thực phẩm giàu chất sắt để cân bằng lượng sắt đã mất đi do quá trình mất máu kéo dài.
  • Những thức ăn được chế biến sẵn sẽ khiến cho quá trình hình thành phân khó khăn hơn, dẫn đến khó đại tiện, gây ra chứng táo bón và các vấn đề có liên quan, điển hình ở đây là bị bệnh trĩ. Do đó, nếu bị bệnh trĩ, bạn nên giảm và hạn chế việc tiêu thụ lượng thực phẩm được chế biến sẵn, đường,… Vì vậy, hãy hạn chế ăn quá nhiều thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến.
Sinh hoạt
  • Làm việc nghỉ ngơi, khoa học.
  • Không đứng hay ngồi quá lâu, không mang vác nặng. Đặc biệt là phụ nữ có thai nên tránh ngồi quá lâu.
  • Vận động cơ thể, tập thể dục đều đặn, vận động cơ hậu môn cùng các bài tập. Việc bệnh nhân có suy nghĩ rằng, ít vận động để tránh việc búi trĩ bị sa ra ngoài. Đây lại là một điều kiện thuận lợi để bệnh trĩ phát triển nặng hơn, bạn nên vận động nhẹ nhàng. Tuy nhiên, tránh những hoạt động mạnh, không nên chơi các môn thể thao làm gia tăng áp lực cho vùng chậu.
  • Đi đại tiện đều đặn và đi trong một thời gian nhất định, không nên rặn khi bị táo. Cố gắng để phân ra tự nhiên để các tĩnh mạch vùng hậu môn không bị căng giãn thêm. Việc đại tiện khó khăn sẽ khiến cho người bệnh có tư tưởng nhịn đi đại tiện để tránh việc phải chịu đau đớn. Việc nhịn đại tiện sẽ làm cho đường ruột hậu môn bị tổn thương nặng nề khi đi đại tiện và làm cho bệnh ngày càng nặng thêm. Vì vậy, cần tránh nhịn đi đại tiện.
  • Tránh sử dụng 1 lúc nhiều loại thuốc và kem bôi được chế biến: Một điểm hạn chế của các loại kem bôi và chất bổ sung là không có hoặc có rất ít hiệu quả, tốn nhiều thời gian, không giải quyết được vấn đề và thậm chí là gây ra những tác dụng phụ cho người bệnh. Nếu muốn quá trình điều trị bệnh trĩ đạt hiệu quả thì bệnh nhân nên nghe theo những chỉ dẫn và mua thuốc, sử dụng thuốc theo liểu, theo đơn thuốc mà bác sĩ đưa ra. Ngoài ra, việc uống và bôi thuốc cũng phải tuân thủ đúng giờ giấc để nâng cao tác dụng của thuốc đối với bệnh trĩ.
  1. Các liệu pháp chữa bệnh trĩ
  • Liệu pháp tiêm trĩ
Liệu pháp để điều trị trĩ nội giai đoạn đầu, đã có hơn 50 năm lịch sử. Thuốc dùng trước đây thường là glyxerin axít cacbonic 5%, muối axit dầu gan cá 5%. Mấy năm gần đây, liệu pháp tiêm đã có những bước phát triển. Trên cơ sở liệu pháp làm khô trĩ, người ra đã nghiên cứu chế tạo ra dịch tiêm làm khô trĩ, khi tiêm sẽ làm búi trĩ bị hoại tử, rụng đi.
  • Liệu pháp khiêu trị bệnh trĩ
Liệu pháp khiêu trị là một loại liệu pháp dân gian, là phương pháp khiêu trị huyệt vị trong liệu pháp châm cứu, cũng có thể dùng để trị bệnh trĩ. Liệu pháp này có tác dụng giảm nhẹ đối với trĩ nội lòi ra ở giai đoạn cuối, …. Cơ chế trị liệu của nó có thể là do tác dụng điều tiết ức chế của thần kinh hoặc của các nhân tố khác, giống như cơ chế tác dụng của châm cứu. Hiệu quả của liệu pháp đã được khẳng định.
Những bệnh nhân cao tuổi bị bệnh trĩ, cơ thể yếu, không thích hợp với phẫu thuật, có thể áp dụng liệu pháp này.
  • Liệu pháp giãn hậu môn
Là phương pháp làm giãn hậu môn để nhét trĩ vào trong, do bác sĩ Lord người Anh đưa ra đầu tiên vào năm 1969, được dùng với trường hợp trĩ nặng.
Liệu pháp giãn hậu môn ngoài việc thích hợp với điều trị trĩ triệu chứng đau và chảy máu, còn có hiệu quả điều trị 1 lần triệt để đối với bệnh nứt hậu môn. Nhưng cũng phải chỉ ra rằng, liệu pháp giãn hậu môn không thể thay thế thao tác phẫu thuật trĩ và các liệu pháp khác.
  • Liệu pháp chiếu xạ tia hồng ngoại
Liệu pháp chiếu xạ tia hồng ngoại chỉ có tác dụng tốt như cầm máu, thúc đẩy nhanh quá trình xơ hóa trĩ nội độ 1, 2. Nhưng liệu pháp này thao tác đơn giản, hiệu quả điều trị nhanh, không đau, có thể điều trị nhiều lần, nên vẫn được coi là liệu pháp tốt để điều trị trĩ nội nhẹ.
  • Khí công
Trong phòng và chữa bệnh, khí công đã được ngày càng nhiều người tiếp nhận. Tuy cơ phòng chữa bệnh của khí công còn chữa rõ ràng, nhưng theo quan sát và nghiên cứu lâm sàng, khí công có tác dụng cải thiện toàn thân bao gồm tuần hoàn máu của các cơ quan nội tang, trong Đông y gọi là tác dụng sơ khí trệ, hoạt huyết ứ. Bởi vì trĩ chính là bệnh do khí trệ, huyết ứ ở trực tràng hậu môn, nên nếu kiên trì luyện tập khí công sẽ có tác dụng phòng bệnh và điều trị nhất định đối với bệnh trĩ. Khí công là phương pháp thông qua việc nâng cao sức đề kháng của cơ thể để phát huy tác dụng, cần phải có một quá trình tập luyện mới có tác dụng. Đối với bệnh trĩ cấp tính chảy máu và bệnh trĩ nặng, khí công không thể phát huy hiệu quả ngay lập tức. Vì vậy, những bệnh nhân bị trĩ nặng nên áp dụng các phương pháp khác để điều trị. Sau khi điều trị, nếu tập luyện khí công sẽ có tác dụng phòng ngừa tái phát.
  • Phẫu thuật cắt bỏ
Phương pháp điều trị này chỉ áp dụng khi không còn cách lựa chọn nào khác. Phẫu thuật có thể áp dụng theo nhiều cách như cắt bỏ có sự hướng dẫn của siêu âm Doppler, đốt lạnh, khâu ghim giữ thành mép hậu môn. Tuy nhiên phương pháp này có thể gây đau đớn cho người bệnh, và nguy cơ tái phát hậu phẫu có khi diễn ra. Thêm một nguyên nhân nữa là vấn đề thời gian cần phục hồi  lại chức năng hậu môn và đường ruột cho người bệnh.
Cần đến thăm khám bác sĩ khi có hiện tượng cục máu đông, các sẹo mô để lại ở búi trĩ hay các tình trạng trầm trọng khác để được tư vấn và điều trị tận tình. Hiện nay nhờ sự phát triển của y học và khoa học hiện đaị, người mắc bệnh trĩ có thể dùng thuốc điều trị bệnh trĩ tận gốc không cần phẫu thuật bằng cách sử dụng thuốc có đặc tính chữa dứt bệnh trĩ.
Nguồn: Tổng hợp từ  Healthplus.vn và Internet
( Bài chia sẻ chỉ mang tính chất tham khảo)
https://meovatdoisong.net/cam-nang-tri-benh-tri-gia-dinh-nen-biet/

0 nhận xét