This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Rợn người trước thủ đoạn hạ độc giết chồng của người phụ nữ TQ

Rợn người trước thủ đoạn hạ độc giết chồng của người phụ nữ TQ

Người phụ nữ này đã sử dụng chính những kiến thức được đào tạo ở trường Đại học để tiến hành mưu sát và ngụy tạo chứng cớ trúng độc cho chồng mình.

Nữ sát thủ tàn độc này là Lý Thiên Nhạc – cử nhân tốt nghiệp khoa Hóa thuộc Đại học Thanh Hoa danh tiếng.
Nạn nhân của thảm án là Vương Hiểu Nghiệp – chồng của Lý Thiên Nhạc. Tốt nghiệp trường Đại học Bắc Kinh. Anh này khi đó đang là kỹ thuật viên máy tính, sống cùng gia đình và làm việc tại New York, Mỹ.

Đứng trước việc ly hôn, Lý Thiên Nhạc đã quyết định ra tay mưu sát chồng mình.
Đứng trước việc ly hôn, Lý Thiên Nhạc đã quyết định ra tay mưu sát chồng mình.
Trải qua cuộc sống hôn nhân “cơm không lành, canh không ngọt”, khi những bất đồng giữa hai vợ chồng lên đến đỉnh điểm, cả hai đã chuẩn bị các thủ tục để tiến hành ly hôn vào cuối năm 2010.
Tuy nhiên ngay đêm trước ngày ra tòa án, bi kịch đã xảy đến với Vương Hiểu Nghiệp.
Đối mặt với kết cục ly hôn, Lý Thiên Nhạc đã nổi dã tâm đối với chồng mình. Cử nhân Hóa này đã sử dụng chính những kiến thức được đào tạo ở trường Đại học để tiến hành mưu sát và ngụy tạo chứng cớ trúng độc cho Vương Hiểu Nguyệt.
Đêm 14/1/2010, Vương Hiểu Nghiệp đột ngột phải nhập viện trong tình trạng nhiễm độc nặng, tình trạng liên tục chuyển biến xấu. Sau khi nhận được kết quả xét nghiệm, các bác sĩ đã vô cùng hoảng hốt khi phát hiện Hiểu Nghiệp nhiễm độc Thallium.

Thallium chính là độc tố được Lý Thiên Nhạc sử dụng để mưu sát chồng.
Thallium chính là độc tố được Lý Thiên Nhạc sử dụng để mưu sát chồng.
Là một dạng kim loại yếu, nhưng Thallium lại chứa hàm lượng độc tố chết người. Loại độc này thường được dùng trong thuốc diệt chuột và côn trùng vì tính chất không vị và ít để lại dấu vết của nó.
Dù đã được các bác sĩ tận lực cứu chữa, nhưng vì bệnh tình nguy kịch, Vương Hiểu Nguyệt đã qua đời ngay trong đêm 14/1.
Phát hiện thấy những dấu hiệu bất thường từ trường hợp nhiễm độc này, phía cảnh sát đã tiến hành điều tra và bắt giữ nghi can giết người là Lý Thiên Nhạc.
Trên thực tế, người có đủ khả năng mua được kim loại cực độc và có cơ hội tiếp xúc thân cận với Hiểu Nguyệt trước lúc qua đời chỉ có người vợ này.
Trong quá trình điều tra, Lý Thiên Nhạc đã khai nhận toàn bộ hành vi hạ độc tàn nhẫn của mình. Lợi dụng chức vị và nghề nghiệp khi đó, cử nhân Hóa học này đã lấy kim loại Thallium cực độc từ trong kho của công ty.
Hai ngày trước khi xảy ra án mạng, Lý Thiên Nhạc đã đặt trước vé máy bay để đưa con trở về Trung Quốc ngay trong đêm mưu sát chồng. Tuy nhiên chuyến bay trên lại phải hoãn lại vì bão tuyết.
Không thực hiện được ý đồ đào tẩu, người phụ nữ này đã bị cảnh sát bắt giữ ngay sau đó.
Mặc dù kề cận bên chồng suốt đêm trong bệnh viện, nhưng động cơ của người vợ nhẫn tâm này lại là âm thầm ghi lại từng triệu chứng biến chuyển của Vương Hiểu Nguyệt để toan tính thời điểm Vương Hiểu Nguyệt qua đời.
Vụ mưu sát này đã từng gây chấn động Trung Quốc trong suốt một thời gian dài và được xét xừ vào ngày 30/8/2013. Hung thủ Lý Thiên Nhạc lĩnh án tù chung thân, tội danh khép vào loại hành vi “đồi bại tàn nhẫn”.
Mặc dù chứng cứ đã rõ ràng, nhưng tới khi lĩnh án, Lý Thiên Nhạc vẫn một mực không nhận mình là hung thủ, còn biện minh rằng “đã từng nhiều lần cầu xin vong linh chồng tha thứ.”

0 nhận xét

Đòn ghen Trung Hoa: Ghê rợn trò biến tình địch thành "người lợn"

Đòn ghen Trung Hoa: Ghê rợn trò biến tình địch thành "người lợn"

Cuộc sống chốn thâm cung bề ngoài nhìn vào lúc nào cũng êm ấm, hòa hợp, nhưng trên thực tế đây lại là nơi xảy ra nhiều thảm kịch tàn khốc trong lịch sử.

Chốn cung đình hoa lệ xưa nay vốn là nơi ước vọng của bao người. Thế nhưng ít ai biết rằng đằng sau cuộc sống vàng son ấy lại là hàng tấn bi kịch cha con tàn sát, ruột thịt tương tàn.
Trải qua hàng nghìn năm phong kiến, lịch sử Trung Quốc đã chứng kiến vô số những cuộc giết chóc, tranh đấu diễn ra trong cung đình.
Từ việc các quan lại đấu đá trong triều đến việc các mỹ nhân hậu cung tìm cách hãm hại nhau để tranh sủng đã cho thấy chốn cung đình chẳng khác gì “lò sát sinh”.
Việc giết người trong cung đình vốn có rất nhiều mục đích, cũng được diễn ra dưới nhiều hình thức. Ví như từ thời cổ xưa người ta đã dùng người để hiến tế, sau này tới luật pháp triều đình cũng có hình phạt “xử tử”.
Chuyện giết chóc, sát hại lại càng phổ biến hơn trong chốn thâm cung. Trong đó có một kiểu sát hại mà ngày nay hậu thế nhắc lại vẫn không khỏi hãi hùng. Đó chính là thủ đoạn biến người thành “lợn”.
Đòn ghen tàn độc của Lữ hậu
Trong lịch sử Trung Hoa cổ đại, không phải chỉ có Hoàng đế mới nắm trong tay quyền sinh sát để tạo nên những thảm kịch đẫm máu. Thời Tây Hán, Cao Tổ Hoàng hậu Lữ Trĩ đã từng tạo ra một thảm kịch không thua kém bất cứ một vị vua bạo tàn nào.
Đầu thời Tây Hán, sau khi Hán Cao Tổ Lưu Bang qua đời, Hán Huệ Đế Lưu Doanh lên ngôi, mọi quyền lực đều nằm trong tay Hoàng Thái hậu Lữ Trĩ.
Để nắm chắc quyền lực trong tay, bảo vệ ngôi thiên tử của con mình, Lữ Hậu đã dùng đủ mọi thủ đoạn để loại bỏ các đối thủ trong cung.
Khi Hán Cao Tổ tại vị, việc Thích phu nhân được sủng ái vốn đã không vừa mắt Lữ hậu. Trước khi qua đời, Lưu Bang còn có ý định cho Triệu Như Ý (con của Thích phu nhân) làm Thái tử. Điều này càng khiến Lữ Trĩ ôm hận với hai mẹ con vị phu nhân này.
Hán Huệ Đế Lưu Doanh lên ngôi khi mới 17 tuổi, trời sinh mềm yếu, không có năng lực, thân thể lại yếu đuối, nên mọi quyền hành trong triều đều nằm trong tay Lữ hậu.
Lữ hậu vốn là một người có tâm kế, tính cách bất khuất, lại nắm quyền lực khuynh đảo, liền bắt đầu ra tay đả kích các đối thủ trong triều.
Sinh thời, Lữ Trĩ vốn hận nhất là những người được Hán Cao Tổ Lưu Bang sủng ái.
Tiên đế vừa qua đời, Lữ hậu đã sai người bắt Thích phu nhân giam vào trong cung Trường Hạng – Vĩnh Hạng. Đây vốn là nơi xưa kia dùng để nhốt các cung nữ phạm lỗi, cũng từng giam giữ rất nhiều kẻ phạm trọng tội trong hậu cung.

Lữ hậu từng nhẫn tâm ra tay biến tình địch Thích phu nhân thành người lợn. Chi tiết này đã được dựng thành phim truyện.
Lữ hậu từng nhẫn tâm ra tay biến tình địch Thích phu nhân thành "người lợn". Chi tiết này đã được dựng thành phim truyện.
Thích phu nhân vì thất thế, đã từng ở nơi đây và chịu đựng đủ mọi hình phạt lăng nhục. Nhưng Lữ hậu vẫn chưa hả dạ.
Bà sai người cạo đầu Thích phu nhân, lại dùng xích sắt khóa hai chân tình địch, chỉ cho mặc một bộ y phục rách rưới, còn giam trong một căn phòng tối tăm ẩm ướt. Hằng ngày Thích phu nhân sẽ phải giã thóc, nếu giã không đủ sẽ không được ăn cơm.
Lúc này, con trai của Thích phu nhân với Cao Tổ Lưu Bang là Như Ý đang làm chư hầu vương ở nước Triệu. Thích phu nhân nhớ lại chuyện xưa, lại nghĩ đến con trai, trong lòng đau đớn vô cùng, vừa giã thóc vừa cất câu ca ai oán:
“Tử vi vương, mẫu vi lỗ.
Chung nhật thung bạc mộ
Thường dữ tử vi ngũ.
Tương ly tam thiên lý
Đương sử thùy cáo nhữ!"
Tạm dịch là
Con làm vua,
Mẹ đày tớ.
Giã gạo ngày lại tối,
Với tử thần chung chỗ!
Xa cách ba ngàn dặm,
Ai làm sứ cáo tố?
Lữ hậu nghe được lời hát của Thích phu nhân, liền hạ lệnh cho Triệu vương Như Ý rời khỏi đất phong về kinh thành để dễ bề bày mưu sát hại.
Hán Huệ Đế Lưu Doanh vốn là người thiện lương, nghe Lữ hậu có ý vời Như Ý về kinh thành, cũng biết mẹ mình muốn sát hại em trai nên quyết tâm bảo vệ.
Khi Triệu vương còn chưa vào tới Trường An, Lữ hậu đã rất tùy tùng đích thân “nghênh đón”. Lưu Doanh liền mời Triệu Như Ý ở lại cung của mình, hằng ngày ăn chung, ngủ chung với em trai. Lữ hậu biết chuyện, dù trong lòng tức giận nhưng cũng không dám làm bừa.
Tới một hôm, Hán Huệ Đế sáng sớm đã ra ngoài săn thú, vì không nỡ đánh thức em trai nên để Như Ý một mình ở lại.
Lữ hậu lập tức nhân cơ hội này sai người hạ độc vào rượu của Triệu vương. Hán Huệ Đế Lưu Doanh khi trở về thấy em trai đã chết từ lâu, vì quá đau lòng đã ôm thi thể Như Ý mà khóc lóc thảm thiết.
Triệu vương đã chết, Thích phu nhân cũng mất đi chỗ dựa vững chắc. Lữ hậu lúc này không còn kiêng nể, liền sai người chặt đứt tứ chi, móc mắt tình địch, đổ thuốc độc vào họng, biến sủng phi của tiên đế thành người lợn, nhốt vào nhà xí.
Qua vài ngày, Lữ hậu cho vời Hán Huệ Đế đến xem. Lưu Doanh xưa này chưa từng nghe qua chuyện “người lợn”, cảm thấy mới mẻ, liền dẫn thái giám đi xem cùng.
Khi tiến đến khu nhà xí ở cung Vĩnh Hạng, có người chỉ vào đó nói: “Bên trong chính là người lợn.”
Huệ Đế vừa ghé mắt vào đã nhìn thấy một kẻ không tay không chân, trong mắt lại không có con ngươi, thân hình nhiều vết thương nhầy nhụa máu thịt, miệng tuy mở nhưng á khẩu.
Lưu Doanh khi ấy vô cùng sợ hãi, mới hỏi lai lịch của kẻ bên trong. Thái giám vừa nói ra ba chữ “Thích phu nhân”, Hán Huệ Đế suýt chút nữa ngất xỉu, liền định thần lại hỏi rõ ngọn ngành.
Thái giám đem thủ đoạn của Lữ hậu kể lại lần lượt, Huệ Đế liền khóc lớn, sau đó lâm bệnh nặng.
Sau này, Hán Huệ Đế còn nói với Lữ hậu: “Việc người lợn vốn là điều không nên làm. Thích phu nhân hầu hạ tiên đế nhiều năm, sao mẫu thân lại nỡ biến người thành như vậy. Thần thân là con của Thái hậu, lại cảm thấy mình quả thực không có khả năng trị quốc.”
Vụ việc “người lợn” khiến Lưu Doanh đổ bệnh hơn 1 năm. Sau đó dù khỏi bệnh, nhưng tâm lý vị Hoàng đế trẻ tuổi này vẫn bị đả kích nặng nề. Hán Huệ Đế từ đó đắm mình trong tửu sắc, không quan tâm triều chính, bảy năm sau thì tức tưởi mà qua đời.
Hình phạt tàn khốc chốn thâm cung
“Người lợn” thực chất chính là một loại cực hình vô cùng dã man: chém đứt tứ chi, móc mắt, dùng đồng rót vào lỗ tai để làm điếc, dùng thuốc độc đổ vào họng, sau đó cắt lưỡi, khiến cho nạn nhân mất đi khả năng nói.
Như vậy nạn nhân chỉ còn là một mảnh thân thể máu thịt lẫn lột, nhìn vô cùng thê thảm. Thảm kịch “người lợn” này diễn ra không dưới một lần trong lịch sử Trung Quốc.
Trong lịch sử, người đầu tiên phải chịu hình phạt này là Thích phu nhân. Sinh thời, vị phu nhân này tướng mạo đẹp như Tây Thi, vóc người thanh mảnh, lại tinh thông cầm, kỳ, thi, họa.
Nhưng một trang tuyệt thế giai nhân như vậy cuối cùng lại phải chịu kết cục vô cùng thảm khốc.
Khi Lưu Bang còn sống, Thích phu nhân được sủng ái vô cùng, liền ra mặt coi thường Lữ hậu, ra tay tranh ngôi Thái tử. Chính những hành động này đã khiến bà trở thành kẻ thù không đội trời chung với Lữ Trĩ vốn nổi tiếng tàn ác.
Kết quả là sau khi Cao Tổ qua đời, Lữ Trĩ tính cả nợ cũ, nợ mới, đem Thích phu nhân biến thành “người lợn.”

Phần lớn những hình phạt tàn khốc trong lịch sử Trung Quốc đều là những phát minh của...phụ nữ!
Phần lớn những hình phạt tàn khốc trong lịch sử Trung Quốc đều là những "phát minh" của...phụ nữ!
Đường triều cũng từng ghi nhận hai trường hợp biến người thành lợn. Nạn nhân của thảm kịch này chính là tình địch của Võ Tắc Thiên: Vương Hoàng hậu và Tiêu Thục phi.
Võ thị khi đó vì muốn củng cố địa vị của mình trong hậu cung, đồng thời muốn loại bỏ đối thủ, đã nhẫn tâm giết hại con gái ruột của mình, đổ tội cho Vương Hoàng hậu và Tiêu Thục phi.
Sau đó hai người này bị phế làm thứ nhân, giam trong ngục tối. Không lâu sau, Cao Tông vì niệm tình xưa nên lén vào ngục thăm Vương thị và Tiêu thị. Thấy hai người sống trong khổ sở, Cao Tông động lòng trắc ẩn, hứa sẽ an bài.
Võ hoàng hậu biết chuyện, nổi giận sai người đến đánh họ 100 roi. Đánh xong, Võ hậu ra lệnh chặt hết tay chân rồi ngâm họ vào chum rượu để "cho họ biết cảm giác mê ly đến tận xương tuỷ".
Tiêu thục phi trước khi chết còn uất ức mà nguyền rủa: “Võ yêu tinh, ta kiếp sau nguyện đầu thai làm mèo để bóp chết con chuột nhắt nhà ngươi.”
Sau vài ngày chịu đựng, cả hai qua đời. Cơn hận chưa tan, Võ hậu đổi tên của Vương thị thành "mãng" và Tiêu thị là "kiểu". Tới thời Đường Trung Tông, họ tên của hai người mới được khôi phục.
Thực tế cho thấy phần lớn những kiểu tra tấn, hành hình dã man của Trung Quốc cổ đại đều là “phát minh” của những người phụ nữ.
Vào thời nhà Thương, Trụ Vương vì cưng chiều “yêu phi” Đát Kỷ mà bỏ bê triều chính, ham mê tửu sách. Khi ấy trung thần Tỷ Can đứng ra khuyên ngắn đã bị moi tim, chết không nhắm mắt.
Sau này, yêu hậu Đát Kỷ còn nghĩ ra đủ mọi cực hình để diệt trừ những kẻ chống đối mình: “sai bồn” (cho nạn nhân vào một chậu đầy bọ cạp độc), “bào cách” (bắt tội nhân đi trên cột sắt nung nóng, sau đó nạn nhận bị phỏng chân ngã xuống đống lửa liền bị "nướng" chết).
Thậm chí, có những nạn nhân còn bị biến thành “thịt vụn” (nạn nhân sau khi bị giết sẽ bị bỏ vào một thùng lớn để xay vụn), “thịt khô” (thi thể sau khi chết bị phơi khô đến quắt lại)…
Dù không thể đặt Lữ hậu, Đát Kỷ và Võ Tắc Thiên lên bàn cân để so sánh, nhưng dễ thấy ba người phụ nữ này đã để lại những “dấu ấn khó xóa nhòa” trong vòng quay của lịch sử Trung Quốc.

0 nhận xét

Lý giải khoa học về hiện tượng ảo giác “người thứ ba”

Lý giải khoa học về hiện tượng ảo giác “người thứ ba”Các nhà khoa học đưa ra lời giải cho hiện tượng ảo giác một người luôn cảm thấy có sự xuất hiện của "người thứ ba" đi theo và nói chuyện với mình.

Không ít người trong chúng ta từng nghe kể về những trường hợp có người nghe thấy một giọng nói của ai đó trong đầu, hay luôn cảm thấy có một người bí ẩn đi và dõi theo mình...
Nhưng hầu hết mọi người tin, chủ nhân của câu chuyện đã suy nghĩ quá nhiều, bị ảo giác hay quá ám ảnh bởi một bộ phim nào đó.
Tuy nhiên, bắt đầu từ câu chuyện về chuyến thám hiểm của Ernest Shackleton cho tới hiện tượng bóng đè và những giọng nói bí ẩn - các nhà khoa học dường như đã có lời lý giải cho những câu chuyện về "người bí ẩn" này.
Cuộc gặp gỡ với “Người thứ ba” bí ẩn
Ba nhà thám hiểm Ernest Shackleton, Frank Worsley, Tom Crean trong chuyến thám hiểm tới Nam Cực của mình năm 1916 đã phải đối mặt cận kề với cái chết khi tàu của họ bị đóng băng và không thể di chuyển.
Nhà thám hiểm Ernest Shackleton và câu chuyện về chuyến hành trình của mình.
Nhà thám hiểm Ernest Shackleton và câu chuyện về chuyến hành trình của mình.
Họ đã đi bộ suốt 36 tiếng đồng hồ, vượt qua rất nhiều núi chỉ với một cây rìu và một cuộn dây thừng. Trải qua nhiều biến cố, may mắn là hành trình gian nan này đã kết thúc tốt đẹp và cả đoàn thủy thủ sống sót trở về.
Câu chuyện tưởng chừng như kết thúc ở đây, nhưng sau đó vài tuần, cả ba người đã cùng kể lại một sự việc kì lạ trên đường đi: họ cảm giác như luôn có một người thứ tư âm thầm, sát cánh cùng họ trong suốt cuộc hành trình.
Không những thế, người thứ tư này còn nói chuyện, tâm sự với họ trên đường đi.
Khi câu chuyện được công bố, không ít nhà leo núi, thám hiểm thủy thủ cũng đã chia sẻ kỷ niệm của mình về sự xuất hiện của một người giấu mặt, một thế lực bí ẩn, đôi khi có cả tiếng nói, cái bóng nhưng không có hình hài cụ thể giúp đỡ mình trong suốt chuỗi ngày dài.
Theo các nhà nghiên cứu, sự việc này dường như xảy ra phổ biến khi người trong cuộc lâm vào tình huống đặc biệt nguy hiểm liên quan đến sự sống còn: Những thiên thần hộ mệnh, hay người dẫn đường... Hiện tượng đó được gọi là ảo giác "người thứ ba".
Tên gọi ảo giác “người thứ ba” xuất phát từ bài thơ “Đất hoang” của nhà thơ đoạt giải Nobel Văn học - TS Eliot vào năm 1948.
Nhận định ban đầu các nhà khoa học
Có thể hiểu ảo giác về “người thứ ba” trong câu chuyện của nhà thám hiểm Shackleton chính là "người thứ tư" mà họ luôn cảm thấy.
Nhiều chuyên gia nhận định rằng, cảm giác chắc chắn có sự xuất hiện của “người thứ ba” là một ảo giác con người tạo ra để tự vệ. Điều đó có nghĩa, hiện tượng này có thể xảy ra với bất cứ ai khi họ gặp những tình huống nguy cấp.
Tuy nhiên, lý giải này chưa hợp lý bởi vẫn có ảo giác xảy ra trong những tình huống ít khẩn cấp hơn.
Ví dụ những gia đình sau khi người thân qua đời, người trong nhà luôn có cảm giác rằng người mất chưa thực sự rời đi, họ vẫn ở trong nhà, ở trên phòng, hay ngồi lắc lư trên chiếc ghế ưa thích của họ.
Việc cảm thấy có ai đó xung quanh cũng rất phổ biến trong các trường hợp bị bóng đè, khi người ta có cảm giác mình đã thức giấc nhưng lại không thể động đậy hay trở mình.
Người bị bóng đè còn có cảm giác về sự hiện hữu của ai đó trong phòng, cùng với các dấu hiệu khác như cảm thấy có sức ép ở lồng ngực và khó thở.
Không chỉ những bệnh nhân bóng đè, người bệnh Parkinson và các bệnh về não cũng có những trải nghiệm về ảo giác tương tự.
“Người thứ 3” chính là ảo ảnh của con người?
Sự xuất hiện của “người thứ ba” trong những hoàn cảnh khác nhau sẽ có những cách giải thích khác nhau. Trong trường hợp có người thân mới mất, yếu tố cảm xúc có thể là nguyên nhân chính.
Đó là nỗi đau đớn, buồn chán triền miên khi người thân ra đi, cộng với sự mong mỏi tuyệt vọng rằng, người thân của mình vẫn còn sống.
Còn với bệnh nhân Parkison, những người bị ảo giác thường đã được cho uống thuốc liều cao, do vậy, hormone truyền dẫn thần kinh dopamine có thể là nguyên nhân chính.
Với những người có bệnh về não, người gặp ảo giác thường bị tổn thương não bộ ở vùng tiếp giáp giữa thùy đỉnh và thùy thái dương (Temporo-parietal junction - viết tắt là TPJ), sự kích thích ở vùng não này đã gây ra ảo giác về “người thứ ba”.
Vùng não TPJ.
Vùng não TPJ.
TPJ là vùng não đóng vai trò quan trọng trong năng lực nhận thức, định hướng, xác định vị trí của chính mình trong không gian.
Vùng não này hoạt động tốt giúp con người cảm thấy phần hồn và phần xác được liên kết, nhờ đó ta có thể di chuyển và tương tác với các sự vật xung quanh mình.
Như vậy, có một khả năng là phần não này hoạt động không tốt, khiến hình ảnh của chính mình bị sao chép và chiếu ra bên ngoài, gây ra hiện tượng mà khoa học gọi là autoscopic phenomena hay “nhìn thấy chính mình”.
Giả thuyết về TPJ có vẻ khá thuyết phục, bởi nhân chứng trong các câu chuyện luôn cảm thấy thân thuộc, có gì đó kết nối giữa mình và “người thứ ba”.
Nhiều nhà khoa học cho rằng, chính nỗi sợ hãi trước những đe dọa trong cuộc sống hàng ngày khiến cho sự xuất hiện của "người thứ ba" trở nên mạnh mẽ hơn. Hiểu được vì sao “người thứ ba” xuất hiện sẽ hé lộ rất nhiều điều về con người.
Theo đó, giới khoa học có thể biết được cơ thể phản ứng với áp lực tinh thần và áp lực bên ngoài ra sao, chúng ta đối mặt với những tình huống nguy hiểm như thế nào và làm sao để nhận ra được vị trí, hình dạng cơ thể mình trong những tình huống đó.
Cũng có lúc, ảo giác và ảo thanh (trường hợp nghe thấy tiếng nói trong đầu) xuất hiện cùng nhau và nhân chứng miêu tả rằng, đó không phải chỉ là âm thanh mà "thật" đến mức như có sự xuất hiện của một người đang nói.
Nếu ảo thanh và ảo giác là những hiện tượng tương tự nhau thì cách nghiên cứu và chữa trị chúng cũng sẽ liên quan đến nhau.
Các nhà nghiên cứu sẽ cần xem xét các yếu tố xã hội làm phát sinh giọng nói, hoặc nghiên cứu mạng lưới các tế bào thần kinh phụ trách nhận thức của não bộ.
Như vậy nhân vật “người thứ ba” sẽ không chỉ là người chỉ dẫn, bạn đồng hành trong những tình huống hiểm nguy nhất, mà quan trọng hơn là giúp con người tìm hiểu được những bí ẩn về chính cơ thể mình.
Nguồn: The Guardian

0 nhận xét

Làm thế nào để khơi dậy niềm đam mê và áp dụng vào công việc của bạn

Chuyên gia huấn luyện phong cách cá nhân và thuật lãnh đạo hàng đầu dành cho phụ nữ, Kathy Caprino, cũng chính là biên tập viên lão làng của tạp chí Forbes, cho bạn biết cách để tìm ra và theo đuổi đam mê của bản thân để cân bằng cuộc sống và hạnh phúc hơn.

Làm thế nào để khơi dậy niềm đam mê và áp dụng vào công việc của bạn
Hàng tháng, tôi đều nghe hàng trăm người hỏi về công việc – cuộc sống, làm thế nào để cân bằng? Làm thế nào để tìm được sự nghiệp đầy hấp dẫn? Họ hy vọng sẽ có được vài lời khuyên hữu ích. Nhưng có một câu hỏi thường xuyên xuất hiện nhiều hơn bất kỳ câu hỏi nào khác, đến từ mọi tầng lớp phụ nữ, trình độ và khả năng.
Câu hỏi đỏ chính là: “Làm thế nào tôi có thể tìm ra đam mê của tôi là gì?”
Tôi đã có được một kinh nghiệm quý báu cho bản thân trong tuần này mà tôi nghĩ nó sẽ là minh họa điển hình để trả lời cho câu hỏi trên và tôi muốn chia sẽ với các bạn.
Tôi đã có cơ hội tuyệt vời để mở rộng tầm nhìn và học hỏi nhiều điều thú vị khi được mời tham dự hai Hội nghị quan trọng tại thành phố New York. Sự kiện đầu tiên thảo luận về vấn đề đổi mới trong kinh doanh được tài trợ bởi WOBI.
Ngày kế tiếp tôi tham dự Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 3 do S.H.E điều phối, quy tụ hơn 60 nhà lãnh đạo ở các doanh nghiệp và chính phủ tiên phong cho sự thay đổi. Ở đó tôi được tham dự buổi tiệc chúc mừng và trao đổi về tiềm năng và khả năng của nữ giới trên toàn cầu.
Cả hai hội nghị đều quy tụ các chuyên gia hàng đầu trong nhiều lĩnh vực và đều tập trung vào những chủ đề nóng bỏng trước mắt về văn hóa và cộng đồng doanh nghiệp.
Sau khi tham dự ngày đầu tiên Hội nghị về sự đổi mới, trí óc tôi đầy suy tưởng về những hướng đi mới trong kinh doanh và những vấn đề gặp phải trong sự nghiệp, làm thế nào để xoay chuyển những vấn đề nghịch lý, nhận thức và phân tích chúng ở góc độ khác.
Tôi đã được truyền cảm hức và động lực bởi Andy Cohen – trong bài phát biểu “Cách thức vượt qua rào cản và suy nghĩ theo hướng sáng tạo phá hủy” – và bởi Stephen Ritz, trong bài phát biểu “Chuyển biến sự đổi mới”. Câu chuyện của Ritz truyền cảm hứng sâu sắc cho quan khách – nó cho thấy sự chuyển đổi là khả thi khi chúng ta dám thách thức các giả định, suy nghĩ khác biệt, và từ chối chấp nhận các quan điểm không thể chấp nhận được.
Ritz – hiện là giảng viên khoa học trường Bronx County, bang New York – đang dẫn đầu cuộc cách mạng kép trong giáo dục và đổi mới đô thị. Thế giới của anh ấy chính là ở Bronx, một khu vực ở phía Nam thành phố New York, bang New York, một nơi nổi tiếng với truyền thống hoạt động của các bang đảng, nghèo đói và tội phạm. Với vai trò là người đứng đầu tổ chức Green Bronx Machine, Ritz đã có các động thái phù hợp nhằm thay đổi nhận thức người dân và thay đổi cuộc sống, dựa trên niềm tin của chính mình rằng sinh viên không cần phải rời bỏ cộng đồng của họ để tồn tại, học tập và kiếm được việc làm tốt hơn. Tôi đã học được một câu rất hay từ anh“Tôi không muốn chấp nhận những gì tôi không thể thay đổi. Tôi muốn thay đổi những gì tôi không thể chấp nhận” (Đây chính là cái bạn tìm kiếm: ĐAM MÊ).
Hội nghị vào ngày thứ 2 cũng diễn ra với đẳng cấp tương tự về giáo dục, tính chất của thông tin và những trải nghiệm – với bài trình bày cực kỳ tuyệt vời của các diễn giả như Claudia Chan , Marlo Thomas , Sallie Krawcheck , Nigel Barker , Gary Barker , Đại sứ Liên hiệp Quốc Samantha Power… Tôi đã được tham gia trao đổi và nâng cao nhận thức, xuất hiện những tia sáng trong tâm trí tôi khi được tiết lộ về tình trạng bất công của phụ nữ trên toàn thế giới và cả những giải pháp mới để giải quyết các vấn nạn trên.
Sau hai ngày với nhiều trải nghiệm, một điều rất lớn đọng lại trong tâm trí tôi – Trái tim, tâm hồn và trí óc của tôi trở nên năng động hơn rất nhiều khi tham gia các cuộc thảo luận, trao đổi nghiên cứu và tiếp xúc những thông tin xúc động về tình trạng phát triển và tiến bộ của phụ nữ trên thế giới.
Cụ thể, trong suốt Hội nghị Thượng đỉnh S.H.E, tôi đã khóc, đã cười và cảm thấy xúc động sâu sắc với trải nghiệm của các diễn giả, bởi những quan điểm trái ngược về bình đẳng giới, bạo hành phụ nữ, cách nuôi dưỡng tính đa dạng trong các công ty Mỹ, kêu gọi sự hỗ trợ của đàn ông dành cho phụ nữ; sự độc lập kinh tế, giáo dục dành cho phụ nữ… Vào những thời điểm đó, tôi đã muốn nhảy lên sân khấu và trao đổi với mọi người về những trải nghiệm của tôi, bổ sung các góc nhìn và quan điểm khác của bản thân tôi. Tôi đã rất háo hức trong lúc đó.
Bài học quan trọng mà tôi rút ra được qua trải nghiệm lần này đó là: Khi bạn thấy mình đang học trong lĩnh vực nào đó mà bạn rất muốn dùng khả năng học được để giúp đỡ và đơn giản là bản không thể bắt bản thân mình dừng lại – đó chính là đam mê. Bạn sẽ trở thành người hạnh phúc nhất trong công việc khi bạn khai thác sâu vào niềm đam mê đó – trao đi những mục tiêu cuộc đời của bạn theo những cách khác nhau để giúp đỡ người khác.
Dựa trên kết quả các buổi huấn luyện cho hàng trăm phụ nữ trên thế giới, giúp họ tìm ra được niềm đam mê của mình và áp dụng vào thực tế công việc của họ, tôi liệt kê các kinh nghiệm nổi bật khi bạn phát hiện ra đam mê của mình và đang tận hưởng sự ngọt ngào trong công việc như sau:
· Cho dù các mối quan tâm trong cuộc sống của bạn có bị chà đạp như thế nào, bạn vẫn muốn LÀM để giải quyết tình huống đang xảy ra và sẵn sàng để hành động ngay lập tức.
· Bạn bị kích thích khi gặp những người có liên quan đến lĩnh vực/ vấn đề đang gặp phải và họ truyền cảm hứng cho bạn.
· Bạn có cảm giác mình như một lính mới – Bạn nhận ra mình cần phải học thêm rất nhiều thứ và không thể chần chừ, bạn muốn học ngay lập tức.
· Lĩnh vực bạn đang tập trung thì rất sâu, phong phú và vô tận – Có rất nhiều việc cần được hoàn thành và khám phá.
· Bạn cảm thấy giá trị bản thân, được sống và được đóng góp khi tập trung vào những vấn đề đó, đều đó làm bạn cảm thấy hạnh phúc hơn và càng kết nối nhiều hơn tới các chuyên gia và cá nhân có liên quan.
· Được tham gia vào lĩnh này giúp bạn kết nối được tất cả mọi thứ bạn đã từng quan tâm và mọi thứ bạn có, cho phép bạn kết hợp để vẽ nên cho mình nhiều tài năng, kỹ năng và khả năng mới, theo những phương thức thú vị.
· Sự tập trung vào lĩnh vực này sẽ trao cho bạn một cuộc sống đầy ý nghĩa và tràn đầy mục đích sống.
· Bạn cảm thấy bản thân bé nhỏ khi đứng trước nhiệm vụ lớn lao ấy, nhưng bạn tự hào được là một phần trong đó.
· Bạn càng cảm thấy tình yêu và đam mê rạo rực trong trái tim mình, bạn càng kết nối được nhiều hơn tới thế giới xung quanh bạn.
Nhưng nhiều người sẽ hỏi: “Tôi không chắc về những đam mê của mình. Làm sao để khám phá ra nó?”
Để nhận diện bản thân đam mê điều gì, hãy đào sâu và trả lời những câu hỏi dưới đây:
1. Nhìn lại một cách cẩn trọng xem bạn đã rút ra được gì trong cuộc sống. Bạn đọc gì, xem gì, nghe gì và dõi theo những gì?
2. Điều gì trên thế giới khiến bạn lo ngại, khó chịu và bắt buộc bản thân phải LÀM điều gì đó?
3. Những người truyền cảm hứng và bồi đắp cho bạn đang ở đâu? Họ đang tập trung vào điều gì?
4. Nếu bạn có cơ hội học tham gia một chương trình hoặc học đại học miễn phí về bất cứ lĩnh vực nào, bạn sẽ muốn học gì?
5. Bạn có thể giúp đỡ người khác trong những lĩnh vực nào?
6. Điều gì trong cuộc sống của bạn có thể biến thành “thông điệp” dành cho người khác?
7. Bạn ước có kỹ năng hay tài năng gì? Bạn có theo đuổi nó một cách hứng thú hay không?
8. Bạn có bí mật tưởng tượng mình sẽ tham gia vào một lĩnh vực nào mà sẽ tạo cho bản thân cảm giác rất ngu ngốc khi nói ra không?
9. Nếu bạn biết mình không được phép thất bại và mọi việc phải được hoàn thành tốt đẹp (tài chính và các vấn đề khác), bạn sẽ cố gắng làm gì?
10. Điều gì/ cái gì khiến bạn say mê như một đứa trẻ nhưng bạn đã để nó trôi qua tay mình?
11. Cái gì/ Ai có tác động thúc đẩy bạn theo đuổi những gì bạn thích nhất?
Trước khi bắt đầu sự nghiệp hiện tại, tôi đã trải qua 18 năm trong môi trường công sở không đam mê và vô định, điều đó là khởi nguồn cho những trăn trở, trầm cảm, bệnh tật và đau khổ. Tôi có thể nói với bạn một điều chân thật đó là khi bạn nâng đỡ vì niềm vui trong công việc, bạn sẽ hạnh phúc hơn và tìm được nhiều con đường hiệu quả hơn để đi.
Liệu bạn đã sẵn sàng để nhận diện đam mê và làm những việc cần thiết để phục vụ cho đam mê đó chưa?

0 nhận xét