This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Cách 'ngầm tác động' suy nghĩ người khác

Cử chỉ của con người bị điều khiển bởi những sự mê tín, rập khuôn và những điều lặp đi lặp lại nhiều lần.
Điều này khiến cho chúng ta dễ bị biến thành những con rối trong tay người khác.
Tuy nhiên nếu nắm được những bí mật này, bạn có thể sử dụng chúng theo hướng có lợi cho mình.
Ví dụ, BBC Future đã từng chỉ cho bạn cách nhận biết kẻ nói dối bằng cách phỉnh họ đưa ra nhiều thông tin quá trớn, thay vì tập trung vào những cử chỉ của họ.
Dưới đây là một số mẹo giúp bạn hiểu cử chỉ của người khác và tác động đến quyết định của họ, tổng hợp từ các bài viết của BBC Future:
1/ Chỉ đập tay lên vai ai đó và nhìn thẳng vào mắt họ sẽ khiến họ trở nên dễ bị chi phối hơn rất nhiều.
2/ Sự co giãn đồng tử mắt có liên hệ trực tiếp đến tâm lý bất định: Nếu ai đó không chắc chắn về quyết định của mình, họ sẽ cảm thấy bị khuấy động, điều này khiến tròng mắt của họ giãn ra.
3/ Một trong những mánh mà những kẻ móc túi sử dụng đối với những người say xỉn là khẽ nghiêng mình từ bên này qua bên kia trong lúc nói chuyện với các nạn nhân.
Những người đang say sẽ tự nghĩ rằng chính mình đang bị ngả nghiêng và sẽ tìm cách nghiêng về phía ngược lại để giữ thăng bằng.
Tuy nhiên chính hành động đó khiến họ bị mất cân bằng và bị té. Kẻ móc túi lợi dụng lúc đó để giúp họ đứng dậy và lấy trộm tài sản của nạn nhân.
4/ Những người có nhiều kích thích tố sinh dục thường có khuôn mặt rộng và gò má to. Những người này cũng thường có tính cách quả quyết, thậm chí hung hăng.
5/ Màu đỏ thường gắn chặt với sự thống trị và bản chất hung hăng. Đây là điều được cấy vào trong não của chúng ta. Ví dụ, những võ sỹ đấm bốc mặc đồ đỏ thường có khả năng chiến thắng cao hơn 5% so với những người mặc đồ màu xanh.
6/ Trong trò oẳn tù tì, đàn ông thường có những lựa chọn ‘nam tính hơn’ - đấm. Trong khi đó, kéo thường không được cả phụ nữ lẫn đàn ông lựa chọn.
Vì lý do này, lựa chọn an toàn nhất của bạn là giấy - bạn sẽ chỉ thắng hoặc hoà.
Một trong các lựa chọn khác là nói to cho đối thủ của bạn biết sự lựa chọn của mình là gì. Họ sẽ nghĩ rằng bạn đang đánh lừa họ và vì vậy sẽ có sự lựa chọn kém khôn ngoan hơn.
7/ Những người bán hàng là bậc thầy trong kỹ năng kiểm soát suy nghĩ của chúng ta. Một trong những mánh kinh điển nhất trong phòng trưng bày sản phẩm, đó là hô giá trên trời đối với một sản phẩm và đặt nó ở giữa hàng loạt các sản phẩm tương tự khác.
Ví dụ, nếu bốn máy làm espresso gần giống nhau được đặt trên cùng một kệ, nhưng cả ba máy được dán giá 200 đôla và máy còn lại dán giá 400 đôla, chiếc máy đắt tiền kia sẽ khiến ba máy còn lại trông hợp lý hơn về giá trị. Thực tế là điều này cho chúng ta thấy mình không biết gì nhiều về giá trị thực sự của một chiếc máy espresso.
8/ Tiếng cười là một ‘cảm xúc mang tính xã hội’, giúp chúng ta xích lại gần nhau hơn, dù điều khiến chúng ta cười có thực sự khôi hài hay không.
Khi bạn cười cùng với ai đó, bạn cho họ thấy rằng bạn thích họ và bạn đồng ý với họ, hoặc bạn ở trong cùng một nhóm với họ.
Các nghiên cứu cho thấy điều đó cũng khiến họ trở nên cởi mở hơn với những bí mật của mình sau này. Vì vậy, nếu bạn muốn lấy lòng ai đó và khiến họ tiết lộ những gì họ nghĩ với mình, hãy cười trước những trò đùa của họ, dù chúng tệ tới đâu.

0 nhận xét

Bí mật tư duy triệu phú - T Harv Eker

 Tác phẩm "Bí quyết tư duy triệu phú" của T. Harv Eker ngay từ khi mới ra đời đã trở thành một cuốn sách best-seller (sách bán chạy nhất) làm thay đổi tư duy của hàng triệu người trên thế giới.

Mất 8 phút để xem đoạn phim ngắn về người giầu và người nghèo - dưới đây

https://www.youtube.com/watch?v=YNaaGnF9ZM0
https://www.youtube.com/watch?v=YNaaGnF9ZM0 

Bộ tranh "17 tư duy thịnh vượng" phác họa lại 17 sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo. Tâm thức của người giàu được xem là nội dung cốt lõi của cuốn sách, chỉ ra những bí mật cơ bản về sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo trong xã hội.

Dưới ngòi bút của họa sỹ Lê Phương, chân dung của hai nhân vật Giàu và Nghèo được khắc họa sinh động bằng những nét vẽ phóng khoáng, vừa hài hước, châm biếm, vừa thâm thúy, sâu sắc, lột tả được ranh giới giữa tư duy của người giàu và người nghèo.

Nhân vật "Giàu" được khắc họa với những nét biểu cảm tích cực, luôn đứng trên lập trường "Tôi tạo ra cuộc đời tôi", còn nhân vật "Nghèo" luôn biểu hiện thái độ tiêu cực trước mọi vấn đề.
 bi mat tu duy trieu phu - 17 tu duy thinh vuongbi mat tu duy trieu phu - 17 tu duy thinh vuongbi mat tu duy trieu phu - 17 tu duy thinh vuongbi mat tu duy trieu phu - 17 tu duy thinh vuongbi mat tu duy trieu phu - 17 tu duy thinh vuongbi mat tu duy trieu phu - 17 tu duy thinh vuongbi mat tu duy trieu phu - 17 tu duy thinh vuongbi mat tu duy trieu phu - 17 tu duy thinh vuong

bi mat tu duy trieu phu - 17 tu duy thinh vuong
bi mat tu duy trieu phu - 17 tu duy thinh vuongbi mat tu duy trieu phu - 17 tu duy thinh vuong
bi mat tu duy trieu phu - 17 tu duy thinh vuongbi mat tu duy trieu phu - 17 tu duy thinh vuongbi mat tu duy trieu phu - 17 tu duy thinh vuong




bi mat tu duy trieu phu - 17 tu duy thinh vuong


bi mat tu duy trieu phu - 17 tu duy thinh vuong

0 nhận xét

10 bức ảnh cho thấy sự vĩ đại không tưởng của vũ trụ

Thiên hà của chúng ta chỉ là một trong số hành tỷ thiên hà khác ngoài kia của vũ trụ.

Nếu ai đó nói với bạn rằng vũ trụ rất rộng lớn. Hãy hỏi lại anh ta: Vậy nó lớn cỡ nào? Đó là một câu hỏi khiến bất kì ai đều cứng họng. Bạn chỉ có thể tưởng tượng được phần nào sự vĩ đại của vũ trụ khi xem hết những bức ảnh dưới đây.
1.    Mặt Trời lớn đến mức khó có thể miêu tả nổi

Chúng ta đều biết rằng mặt trời rất rất lớn. Tuy nhiên, khi nói nó lớn cỡ nào, ít ai có thể miêu tả nổi. Hình ảnh từ loạt bài “Kích thước các đối tượng thiên văn” của John Brady sẽ cho bạn hình dung về sự khổng lồ của Mặt Trời. Thật sự mà nói, trước khi các nhà khoa học tính toán được kích thước của Mặt Trời, tâm trí nhỏ bé của chúng ta khó có thể tưởng tượng ra nổi một cái gì đó lớn cỡ vậy. Một chiếc Boeing 747 nếu bay hết tốc lực mất 42 giờ để vòng 1 vòng quanh Trái Đất. Cũng với tốc độ đó, nó phải mất tới 6 tháng để bay quanh Mặt Trời.
2.    Mặt Trăng có thực sự xa như bạn nghĩ?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng chính xác là 384.400km với sai số 8.030km. Vậy nó là xa hay gần? Điều đó phụ thuộc vào khoảng cách đối chiếu của bạn. Mặt Trăng sẽ rất gần nếu so sánh với các kích thước vũ trụ khác. Tuy nhiên, sẽ là một khoảng cách rất xa nếu bạn quyết định lái xe đến đó. Nếu xếp 7 hành tinh còn lại của Hệ Mặt Trời sát nhau, chúng sẽ lọt thỏm trong khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trăng.
3.    Nhìn từ Sao Hỏa, Trái Đất cũng chỉ là một đốm sáng nhỏ

Từ mặt đất, chẳng ai nói hành tinh của chúng ta bé nhỏ. Lên đến quỹ đạo, ngôi nhà của chúng ta bắt đầu hiện ra, vẫn rất hùng vĩ. Lên đến Mặt Trăng, trông Trái Đất như một viên bi xanh nhỏ. Còn từ Sao Hỏa, sẽ chỉ thấy một đốm sáng. Bức ảnh này được chụp bởi xa tự hành Curiosity của NASA khi Sao Hỏa tương đối gần Trái Đất: khoảng 99 triệu dặm. Tại một thời điểm khác trên quỹ đạo, khoảng cách giữa hai hành tinh có thể nhân lên đến 5 lần.
4.    Bắc Mỹ trông như thế nào nếu đặt trên bề mặt sao Mộc

Sao Mộc rất lớn. Nhưng với hình ảnh này, lại một lần nữa John Brady cho bạn thấy nó thực sự lớn cỡ nào. Một cơn lốc xoáy trên bề mặt sao Mộc cũng rộng lớn hơn cả khu vực Bắc Mỹ. Thực chất, sao Mộc là một hành tinh khí khổng lồ. Nhiệt độ của nó rất lạnh cho phép giữ ổn định trạng thái của hydro và heli. Nếu nó gần hơn với Mặt Trời, nhiệt độ tăng cao, các khí nóng sẽ bay đi hết.
5.    Giả sử bạn đổi chỗ Mặt Trăng cho sao Thổ

Tác giả của bức hình là Ron Miller, ông thay thế Mặt Trăng trong bức hình chụp "Thung lũng chết" với lần lượt các hành tinh khác nhau. Trong trường hợp của sao Thổ, nó sẽ chiếm gần hết bầu trời. Thậm chí, nó sẽ che khuất Mặt Trời trong một thời gian dài. Hậu quả là không thể tưởng tượng nếu điều đó là sự thật.
6.    Một sao chổi rơi xuống Los Angeles

Đây là ngôi sao chổi với tên mã 67P/CG mà tàu thăm dò Philae đã hạ cánh trên đó vào tháng 11 năm ngoái. Trong không gian, đường kính 3,5 dặm của nó thực sự không thấm tháp gì. Tuy nhiên, nếu nó rơi xuống Los Angeles, lại là một điều khó có thể tưởng tượng.
7.    Sao Diêm Vương không nằm ở ranh giới của Hệ Mặt Trời

Nhiều người tưởng tượng rằng Hệ Mặt Trời kết thúc tại quỹ đạo của sao Diêm Vương bởi các bản đồ chỉ vẽ đến đó. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Vượt xa khỏi quỹ đạo sao Diêm Vương, phía bên ngoài rìa thực sự của Hệ Mặt Trời là vành đai Kuiper. Khổng lồ hơn nữa, đó là Oort Clound, đám mây gồm bụi khí, vẩn thạch khổng lồ và sao chổi. Nó chính là tàn tích còn lại trong giai đoạn hình thành Hệ Mặt Trời. Vượt ra khỏi đám mây Oort với khoảng cách nhân đôi kích thước của nó, bạn mới bắt gặp ngôi sao gần chúng ta nhất.
8.    Những ngôi sao siêu khổng lồ

Một khi rời khỏi Hệ Mặt Trời, bạn sẽ không còn buồn đo đạc kích thước những hành tinh nữa. Giờ đây chỉ có thể nói chuyện về những ngôi sao. Mặt Trời của chúng ta đứng ở đâu khi so sánh với các ngôi sao khác? Thêm một lần nữa, kích thước là không thể định nghĩa bởi tưởng tượng của con người.
9.    Tất cả những gì bạn nhìn thấy được trên bầu trời chỉ nằm gọn trong vòng tròn này

Các ngôi sao đã là rất lớn, tuy nhiên, các thiên hà còn lớn hơn rất rất nhiều. Hình ảnh này là thiên hà của chúng ta. Bằng mắt thường khi nhìn lên bầu trời đêm, bạn chỉ thấy được những đốm sáng trong vòng tròn màu vàng. Những ngôi sao xa nhất ở rìa vòng tròn chỉ có thể được nhìn thấy khi bạn ở Nam bán cầu với điều kiện lí tưởng nhất. Đối với nhiều địa điểm khác, có thể là thành phố của bạn, vòng tròn sẽ nhỏ lại rất nhiều.
10.    Thiên hà của chúng ta chỉ là một trong số 100.000 đốm sáng ở đây

Lại phải nhấn mạnh lại sự bao la của vũ trụ là không thể tưởng tượng nổi. Thiên hà của chúng ta chỉ là một trong số hành tỷ thiên hà khác ngoài kia. Đây chỉ là tấm bản đồ được các nhà khoa học lập với 100.000 thiên hà gần chúng ta nhất. Nó được gọi là siêu quần thiên hà Laniakea. Siêu quần thiên hà này được tạo thành bởi nhiều nhánh, thiên hà của chúng ta nằm trên một nhánh xa của nó. Một siêu quần thiên hà giáp chúng ta, Perseus dường như với các nhánh ngược chiều. Giữa hai siêu quần lại là một khoảng cách không thể tưởng tượng nổi.

0 nhận xét

Mối họa mang tên Trí tuệ nhân tạo (tiếp)

Ở phần 4, tôi đã giải thích vì sao Trí tuệ Nhân tạo (AI) có thể đạt mức ngang và vượt trí tuệ con người trong thế kỉ 21 này. Ở phần này tôi sẽ phân tích các nguy cơ của việc này, đặc biệt là hiểm họa đối với sự tồn vong của loài người.

Khi trí tuệ của máy móc đạt đến tầm con người, có hai mức độ của sự thông minh.
- Máy móc thông minh gần như con người nhưng có 
tốc độ suy nghĩ và tính toán vượt trội con người
- Máy móc sẽ tự hoàn thiện mình để có chất lượng suy nghĩ vượt trội con người
Nếu bạn chưa thấy bị thuyết phục là Trí tuệ Nhân tạo (AI) sẽ đạt tới tầm trí tuệ con người thì hãy đọc phần 4.
Ở mức 1, máy móc có thể chưa tự nó trở nên nguy hiểm với con người. Nó sẽ chỉ nguy hiểm nếu bị rơi vào tay các nhóm có ý đồ xấu để sử dụng vào các mục đích xấu. Dù vậy, hiểu được mối nguy hại này, thế giới sẽ có cách ngăn chặn giống như chúng ta đang làm với vũ khí hạt nhân.
Tuy nhiên, như tôi đã phân tích ở bài trước, khi đã đạt mức có thể tự lập trình cho chính mình, máy móc sẽ không dừng lại, và sẽ đạt tới mức 2: chất lượng của trí tuệ cao hơn con người nhiều lần. Và một khi đã cao hơn thì sẽ bỏ xa con người rất nhanh. Lúc này quyền kiểm soát không còn ở trong tay chúng ta.
Thử tưởng tượng, trên bậc thang của trí tuệ cao dần, loài khỉ rất gần loài người nhưng còn xa mới hiểu được các ý định của chúng ta. Còn nếu so sánh con người với loài mối - hay xa hơn nữa là các loài cây cối - thì khoảng cách vời vợi đến mức loài bậc thấp không "nhận thức" được loài bậc cao. Thử hỏi, nếu "loài máy móc" phát triển hơn con người cả ngàn bậc thang, thì sự khác biệt lớn đến cỡ nào. Khi đó, việc con người cố gắng kiểm soát máy móc trở nên nực cười, giống loài mối tính chuyện kiểm soát con người. Sự tồn tại của con người khi đó sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào động cơ của máy móc.

Máy móc khi vượt hẳn sinh vật cả về tốc độ và chất lượng của trí tuệ

Loài mèo không thông minh như con người nhưng đâu phải vì thế mà chúng bị tuyệt chủng
Tuy nhiên, việc máy móc thông minh vượt trội con người không có nghĩa là dấu chấm hết cho chúng ta. Loài mèo không thông minh như con người nhưng đâu phải vì thế mà chúng bị tuyệt chủng. Các loài côn trùng cũng vậy, dù trí tuệ rất "cơ bản" nhưng không những không bị tuyệt chủng mà số lượng thậm chí có loài còn ngày một nhiều. Sự tồn tại của một loài chỉ bị đe dọa bởi loài người nếu: - Chúng tấn công hoặc cạnh tranh với loài người- Chúng được dùng làm thức ăn, thuốc men, hay trang sức cho loài người- Chúng chẳng may nằm đúng trên đường của chúng ta nên bị "dẹp". Hoặc chúng chịu "tác dụng phụ" của các hoạt động của con người gây ra.
Vậy thì, thử nghĩ về câu hỏi: động cơ gì có thể khiến máy móc với trí tuệ siêu việt muốn kết liễu số phận loài người? Theo Maslow, con người có 5 mức nhu cầu, từ cơ bản như ăn uống tình dục cho tới cao hơn như muốn được quan tâm và ghi nhận vv. Vậy nhu cầu của máy móc là gì, có giống con người?
Trở lại quá trình tiến hóa của sinh vật, chọn lọc tự nhiên chỉ có một mục tiêu căn bản: sự sinh tồn. Các nhu cầu và động cơ được hình thành và tiến hóa là hệ quả của việc đấu tranh cho mục tiêu này. Chạy trốn, săn mồi, ngủ để tồn tại. Giao phối để duy trì nòi giống. Tập hợp thành bầy đàn, có con đầu đàn để tăng khả năng bảo vệ và săn mồi. Từ đó mà các nhu cầu thu hút bạn tình, nhu cầu giao lưu, nhu cầu chứng tỏ bản thân, được thừa nhận, vươn lên thủ lĩnh, vv phát triển dần đến mức phức tạp như xã hội con người ngày nay. Không biết vì sao tự nhiên lại chọn mục tiêu cao nhất là sinh tồn, chỉ biết rằng nếu không như thế thì hôm nay chúng ta không có ở đây để bàn bạc. Mục tiêu chỉ khác đi một chút, toàn bộ thế giới sinh vật sẽ phát triển theo một cách rất khác, thậm chí chỉ tồn tại trong thoáng giây.
Máy móc hoàn toàn khác. Ở mức sơ đẳng như các máy tính thông thường ngày nay, con người phải lập trình để máy thực hiện theo từng bước một. Khi máy phát triển lên mức thông minh hơn, con người chỉ cần ra lệnh, hay nói cách khác là chỉ ra mục đích cần đạt được, máy sẽ tự nghĩ ra các bước để hoàn thành. Tuy nhiên, cũng chính điều này là nguồn cơn của sự nguy hiểm. Các cách làm mà máy móc nghĩ ra, dù rất hiệu quả để đạt mục đích, nhưng có thể gây hại rất lớn cho con người.
Hãy nghĩ xem, với mục đích là "kiếm tiền", con người có nhiều cách. Ví dụ "làm việc chăm chỉ" - một hành động "tốt". Hoặc đi cướp của người khác - một hành động "xấu". Với mục đích giảm cơn đói, ăn thịt người là vô cùng sai trái, ăn thịt khỉ chúng ta thấy hơi tội lỗi, ăn thịt chó nhiều người cũng thấy không thoải mái; ăn thịt gà, bò, lợn thì vô tư đi, ăn rau quả thì hoàn toàn không thấy tội lỗi gì. Uống thuốc kháng sinh để diệt vi khuẩn trị bệnh càng không thấy tội lỗi. Vì sao lại thế, tất cả chúng đều là sinh vật cả đấy! Hóa ra là loài nào mà mức độ phát triển càng gần gũi với con người thì chúng ta càng thương tiếc. Một hành động là "tốt" hay "xấu", là "đúng" hay "sai" được đánh giá bằng cách soi vào chiếc gương "giá trị đạo đức" của con người. Các loài vật càng "xa" con người trên bậc thang phát triển, càng không soi chung chiếc gương đấy. Thế thì máy móc, vốn thậm chí không phải là loài sinh học, khi phát triển lên mức siêu trí tuệ cũng ở bậc thang khác xa con người - không có lý do gì cho rằng máy móc mặc định sẽ soi chung chiếc gương với chúng ta. Điều đó có nghĩa là, để đạt được mục đích đề ra, máy móc sẵn sàng làm những điều "xấu" với con người - đối với nó đây không phải là việc sai trái. Giống như để đạt mục đích trồng rau thì phải nhổ cỏ thôi - thương tiếc gì đám cỏ dại. Vậy đấy!

Các phim Hollywood có xu hướng "nhân hóa" máy móc, mang cơ thể và tính cách con người. Thực tế, khái niệm "tốt" và "xấu" theo thước đo của con người không thể áp dụng với máy móc.

Để tránh điều này, việc đầu tiên ta có thể nghĩ tới là: hãy lập trình cho máy móc những mục tiêu có lợi cho loài người. Nhưng vấn đề thực ra phức tạp hơn thế. Ngay cả khi mục đích của máy móc là tốt, thì cách làm của nó có thể làm chúng ta rất ngạc nhiên. Chẳng hạn, nếu mục tiêu đưa ra cho máy móc là "đảm bảo sự an toàn của con người" thì điều hiển nhiên một cách làm tốt là nhốt toàn bộ loài người vào trong các lồng sắt. Hoặc mục tiêu là "làm con người vui vẻ" thì cách dễ nhất là kích thích các dây thần kinh tạo cảm giác vui vẻ trong não, và xóa đi các tín hiệu hoặc các kí ức không vui - khiến chúng ta suốt ngày cười như thằng dở hơi. Những cách làm "sáng tạo" như vậy của máy hẳn là khiến chúng ta lo ngay ngáy.
Như vậy, để con người có thể yên tâm thì chúng ta phải lập trình được cho máy móc 2 việc:
- Mục tiêu căn bản, hay bản năng, của máy móc là sự sinh tồn của con người- Khi làm bất kì việc gì có ảnh hưởng đến thể chất hoặc tinh thần của con người, máy móc phải làm theo cách ít ngạc nhiên, trong phạm vi mà con người cảm thấy kiểm soát được và thoải mái
Dĩ nhiên là việc thiết kế được máy móc tuân theo 2 nguyên lý cơ bản trên là vô cùng khó. Để làm được việc thứ nhất, đưa sự sinh tồn của người thành bản năng của máy, cần phải thiết kế ở mức phần cứng để các phản ứng liên quan xảy ra một cách vô thức - giống như chúng ta thấy nóng tự động rụt tay lại. Để làm được việc việc thứ 2, máy phải thật sự hiểu con người và chia sẻ các giá trị xã hội và đạo đức - điều này dù chúng ta chuẩn hóa trước và đưa vào cho máy hay để máy tự "học" cũng vô cùng phức tạp. Hơn nữa, chúng ta cũng không chắc chắn là 2 nguyên lý này đã đủ để đảm bảo các máy móc sẽ "thân thiện" với con người chưa. Nhưng ít nhất nó cũng là ý tưởng khởi đầu để những người quan tâm về lĩnh vực này suy nghĩ.
Nghĩ theo cách khác, việc con người tìm cách cho máy móc "phục vụ" mình có phải là ích kỉ? Việc máy móc siêu trí tuệ thay thế con người ở vị trí thống trị, nhìn ở góc độ khác, có lẽ là sự tiến hóa tự nhiên. Thực chất quá trình phát triển đi lên bao giờ cũng vậy, thay đổi, rồi lại quay về cái cũ nhưng ở mức cao hơn. Từ vật chất vô tri lên sinh học, rồi lại quay lại máy móc - một dạng "vật chất vô tri" ở cấp độ cao hơn. Tiếp sau này sẽ là dạng "sinh vật" ở mức độ cao hơn? Cũng có thể thế, nhưng bởi vì chúng ta là con người, tuân theo bản năng sinh tồn mà Tạo hóa sinh ra, không thể khác, trước tiên cứ phải cố gắng vì lợi ích "ích kỉ" của chính con người trước đã.
Việc con người đang làm với trí tuệ nhân tạo hiện tại có thể ví như những đứa trẻ nghịch bom. Hý hoáy, tò mò mà chưa nhìn nhận hết sự nguy hiểm của nó. Nhiều tỉ USD được bỏ ra để nghiên cứu máy móc thông minh hơn, nhưng rất ít nỗ lực dành cho việc nghiên cứu cách kiểm soát chúng ngoài một vài tổ chức phi chính phủ. Đã đến lúc cần thay đổi.

Con người đang làm với Trí tuệ Nhân tạo giống như trẻ em chơi bom

Ở một thái cực khác, nếu chúng ta ứng dụng được máy móc siêu trí tuệ, thì những lợi ích to lớn đang chờ đợi ở phía trước - không chỉ giải các bài toán toàn cầu phức tạp đang đặt ra - mà thậm chí có thể thay đổi quy luật sinh-lão-bệnh-tử. Tôi sẽ trở lại chủ đề này ở phần 6, phần cuối cùng của loạt bài này.

0 nhận xét

Mối họa mang tên Trí tuệ nhân tạo

Không phải ngẫu nhiên mà nhà khoa học hàng đầu Stephen Hawking và nhiều người có ảnh hưởng lớn như Bill Gates, Elon Husk gần đây cùng lên tiếng cảnh báo về các nguy cơ mà sự phát triển Trí Tuệ Nhân Tạo có thể gây ra đối với sự tồn vong của nhân loại. Bài viết này hy vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ vấn đề đáng quan tâm này.

1. Trí tuệ nhân tạo là gì?

Trước hết, ta hãy định nghĩa thế nào là trí tuệ và trí tuệ nhân tạo.
Trí tuệ, hay trí thông minh, là năng lực thu nhận, xử lý và ứng dụng thông tin. Loài vật cũng có trí thông minh, nhưng ở con người trí thông minh đạt đến trình độ cao nhất, biểu hiện bằng khả năng suy nghĩ, tư duy trừu tượng, sử dụng ngôn ngữ, trí nhớ, khả năng học, hiểu và giải quyết các vấn đề phức tạp, óc tưởng tưởng, sáng tạo...
Trí tuệ nhân tạo (từ đây viết tắt là AI - theo từ Artificial Intelligence tiếng Anh) là trí tuệ do con người tạo ra. Ngày nay, các ứng dụng của AI xuất hiện ở khắp nơi, từ các trợ lý ảo trên điện thoại thông minh, đến các ứng dụng tìm kiếm, dịch thuật, nhận dạng hình ảnh và âm thanh của máy tính, các rô-bốt trong công nghiệp, cho đến các hệ thống phức tạp trong xe hơi không người lái vv... Trong phạm vi bài này tôi chỉ nói về việc tạo ra trí tuệ cho máy móc, chứ ko đề cập việc tạo ra các sinh vật thông minh hay những thứ đại loại như vậy.

2. Các cấp độ của AI

Có nhiều cách để phân loại AI. Để phục vụ cho mục đích của bài viết này, chúng ta chọn cách phân loại dựa trên sự so sánh với trí tuệ con người. Theo đó, ta chia AI thành 3 cấp:
  1. Trí tuệ hẹp: là AI chuyên môn hóa trong một lĩnh vực hẹp. Mức độ phát triển của AI hiện tại đang ở cấp độ này. Ở một số lĩnh hẹp, AI đã vượt con người. Máy móc có thể tính toán cực nhanh, có thể chơi cờ thắng các đại kiện tướng giỏi nhất, có thể tìm kiếm và phân loại dữ liệu lớn khổng lồ một cách dễ dàng. Tuy nhiên, ở mức độ này, AI chỉ giỏi ở lĩnh vực mà nó được thiết kế. Máy chơi cờ siêu đẳng không thể nào biết nhận dạng mặt người, nó ko được lập trình cho điều đó.
  2. Trí tuệ rộng: là AI đạt cấp độ tương đương trí tuệ con người. Đây là mức độ mà các nhà nghiên cứu về AI đang cố gắng để đạt tới. Các nhà khoa cũng đưa ra 1 số bài kiểm tra để chứng nhận AI đạt trình độ này, chẳng hạn Turing Test; hoặc yêu cầu AI hoàn thành các công việc của người bình thường (ghi danh học và tốt nghiệp một khóa học, làm nhân viên văn phòng và hoàn thành nhiệm vụ như một con người, vv)
  3. Siêu trí tuệ: là AI đạt tới cấp độ cao hơn trí tuệ con người. Từ cao hơn một chút cho đến cao hơn vượt bậc.
Nói thêm: Hiện chúng ta chỉ mới biết đến một loại trí tuệ là trí tuệ con người, vì thế mà có xu hướng nhìn nhận các loại trí tuệ khác cũng phải có các đặc điểm tương tự như con người. Cách nhìn này là phiến diện, bởi trí tuệ khác có thể thiếu một số đặc tính của trí tuệ con người nhưng lại có các đặc tính riêng khác mà con người không có, thậm chí không biết đến. Vì vậy, "AI đạt cấp độ tương đương con người" chỉ là cách phân loại tương đối.
Có ba câu hỏi đặt ra là:
  1. AI có phát triển lên được đến cấp độ con người và hơn con người không? Nếu có thì khi nào?
  2. Khi đạt tới trình độ cao như vậy, AI sẽ gây ra nguy cơ gì, theo cách như thế nào? Liệu AI có thể tự trở nên "xấu tính" và tự nó gây nguy hiểm cho loài người, hay AI chỉ là công cụ để loài người sử dụng và gây hại đến nhau (như 1 thứ vũ khí)?
  3. Ngược lại, nếu kiểm soát và ứng dụng được AI trình độ cao sẽ mang lại những lợi ích to lớn gì cho loài người? Kiểm soát như thế nào?
Ở phần tiếp theo, chúng ta sẽ cố gắng tìm câu trả lời cho các câu hỏi đó.

3. Đường lên trí tuệ rộng và siêu trí tuệ

Trước tiên, phải thừa nhận khoảng cách hiện tại giữa người và máy rất lớn, và con đường đi lên còn vô vàn khó khăn.
Để hiểu được những thách thức này, chúng ta hãy nhìn lại những điểm khác nhau giữa người và máy. Những thứ rất khó với con người, như tính toán các số lớn phức tạp lại quá dễ với máy tính. Ngược lại, những thứ tưởng như quá đơn giản với con người (như đọc hiểu ý nghĩa một đoạn văn, nhìn một hình trên giấy và biết nó là 3D, nhận dạng chữ viết tay, nghe hiểu giọng nói, nhận ra đồ vật, hiểu các biểu cảm trên khuôn mặt và trong giọng nói, hiểu ý tứ câu nói đùa, vv) lại vô cùng khó với máy tính. Mà để thông minh như con người thì đòi hỏi những khả năng còn phức tạp hơn thế nhiều nữa. Tự nhiên đã mất hàng tỉ năm cho quá trình tiến hóa từ khi sinh vật đơn giản nhất đến con người, liệu loài người có thể làm được điều tương tự đối với máy móc trong thời gian chỉ 1 thế kỉ?

Bao giờ máy tính hiểu được các biểu cảm trên khuôn mặt người?

Đúng là tự nhiên mất hàng tỉ năm, nhưng cách làm của con người có sự khác biệt:
  1. Tự nhiên làm việc hoàn toàn ngẫu nhiên, còn con người là loài vật thông minh và làm việc có chủ đích rõ ràng.
  2. Tự nhiên hoàn toàn không ưu tiên sự thông minh, loài thích nghi tốt với các biến đổi của môi trường sống sẽ tồn tại. Trái lại, con người đang cố gắng tạo ra máy móc thông minh hơn.
Thời gian "tiến hóa" của máy móc đến nay chưa phải là dài mà đến giờ đã đạt được những thành quả như ngày nay. Với tốc độ đó tại sao máy móc không thể đạt tới trí tuệ loài người trong thế kỉ này?
Có người cho là máy móc sẽ không bao giờ đạt tới trí tuệ loài người. Đơn giản là so sánh máy móc với con người giống như so sánh vật thể 2D với vật thể 3D vậy, dù có phát triển đến mấy thì máy móc vẫn chỉ xuất sắc ở vài lĩnh vực hẹp, vẫn là là trí tuệ hẹp. Máy móc không thể có ý thức, có cảm xúc, có tâm hồn, và do đó ko bao giờ đạt đến tầm của con người.
Tại sao lại lấy trí tuệ con người làm hình mẫu cho trí tuệ máy móc?
Nhưng tại sao lại không? Các loài sinh vật bậc thấp, chẳng hạn thực vật, cũng có ý thức đâu? Quá trình tiến hóa đã tạo ra con người có ý thức trên cùng cơ sở sinh học như thực vật. Vậy thì sao máy móc lại không thể tiến hóa như vậy? Có lý do do gì để cho rằng các cấu trúc cơ bản của chip máy tính (như transistor) không "đủ mạnh" như các cấu trúc sinh học tương ứng? Và ngay cả thế, cấu trúc máy tính có thể lột xác trong tương lai, sử dụng các thành quả của công nghệ nano chẳng hạn. Hơn nữa, tại sao lại lấy trí tuệ con người làm hình mẫu cho trí tuệ máy móc? Biết đâu máy móc có thể không có ý thức theo cùng dạng với ý thức con người, nhưng sẽ có những đặc tính khác tương tự hoặc thậm chí cao cấp hơn nhiều?
Ở một góc nhìn khác, thử tượng tưởng bạn sinh ra là một con người hiện đại rất thông minh, nhưng ngay khi sinh ra được đưa về quá khứ cách đây 1 vạn năm để sống. Nếu sống ở thời hiện đại thì điện thoại, internet bạn thấy là những điều đương nhiên, nguyên lý của chúng có thể tìm đọc trên mạng và trong sách vở. Nhưng vì bạn bị đưa về quá khứ ngay khi sinh ra, bạn không biết gì về những thứ hiện đại như vậy. Thử hỏi, mang trong mình trí tuệ của một người hiện đại thông minh, liệu bạn có thể phát minh ra máy móc, xe cộ, điện thoại, ti-vi cho người thời đó dùng không? Tôi e rằng ngay cả cách đánh lửa bạn cũng chưa chắc phát minh ra được! Trí tuệ bạn cũng chỉ như 1 người thời đó thôi.
Nói vậy để thấy, trí tuệ của loài người không thay đổi đáng kể hàng nghìn năm nay. Những tiến bộ mà loài người đạt được là do tích lũy được kinh nghiệm và tri thức qua từng thế hệ. Và chừng nào chúng ta còn chưa tiến hóa thành một loài mới, trí tuệ chúng ta vẫn chỉ vậy thôi.
Trái lại, AI là ngành khoa học ra đời chưa lâu nhưng đã và đang có những bước phát triển nhanh chóng.
Phần cứng máy tính đã liên tục trở nên mạnh gấp đôi sau mỗi 2 năm trong suốt mấy chục năm qua (định luật Moore). Mỗi khi đến giới hạn tưởng không tăng được nữa thì một phát minh mới ra đời để giữ cho định luật tiếp tục đúng (các công nghệ mới như ống các-bon nano, graphene, hay tính toán lượng tử đang hứa hẹn thay thế cho chip bán dẫn). Ngoài việc xây dựng những máy tính siêu nhanh như Thiên hà 2, ngày nay các công ty còn đầu tư vào việc xây dựng các phần cứng dựa trên các nguyên tắc của não người. Với đà tăng theo cấp số nhân, việc phần cứng sẽ mạnh hơn bộ não về khả năng lưu trữ và tốc độ xử lý, và thậm chí dùng ít năng lượng hơn, là điều sẽ xảy ra.

IBM giới thiệu chip TrueNorth, dựa theo nguyên tắc hoạt động của bán cầu não phải thay vì cách hoạt động theo bán cầu não trái như truyền thống. Xem Infographics đầy đủ.

Với sự hỗ trợ từ sức mạnh không ngừng tăng của phần cứng, phần mềm đã và đang có những bước tiến rất đáng kể. Xe tự lái của Google đã chạy thử thành công hàng vạn dặm đường. Siêu máy tính Deep Blue (IBM) từ gần 20 năm trước đã đánh bại đại kiện tướng cờ vua số 1 thế giới Kasparov. Siêu máy tính Watson (IBM) tham gia một trò chơi nổi tiếng trên truyền hình của Mỹ như 1 người chơi bình thường, không nối mạng Internet, nghe hiểu các câu hỏi và trả lời, thắng các nhà vô địch trước đó của giải này. Nhiều phần mềm chat tự động nhưCleverbot hay Eugene Goostman có thể làm nhiều người nhầm tưởng đang chat với một con người thực. Phần mềm Quill thậm chí có thể phân tích dữ liệu trên Internet và viết tin tức tự động thay cho các phóng viên. Đây chỉ là một số kết quả điển hình từ hàng tỉ USD đang được đổ vào nghiên cứu về AI với rất nhiều hướng tiếp cận khác nhau.
Dĩ nhiên, để AI có thể đạt tới trí tuệ con người còn cần nhiều phát minh mang tính cách mạng tiếp theo. Từ góc nhìn của thời điểm hiện tại, chúng ta có thể nhìn thấy 2 con đường có thể mang tính đột phá:

1. Máy móc có khả năng tự học và tự hoàn thiện

Máy tính truyền thống làm việc theo những chỉ dẫn được lập trình trước. Để tiến tới trí tuệ con người, cần vô số "trí tuệ hẹp" ghép lại và tương tác hoàn hảo với nhau. Chẳng hạn, để làm được việc đánh giá và xử lý các tình huống hàng ngày như 1 em bé 5 tuổi cũng cần cũng cấp cho máy tính một lượng quy luật và kiến thức được chuẩn hóa siêu khổng lồ. Sẽ không khả thi nếu con người chuẩn hóa sẵn và cung cấp cho máy tính toàn bộ lượng kiến thức đó. Vì vậy, thay vì "ăn sẵn", máy tính cần phải tự học - nói cách khác tự rút ra kiến thức và quy luật bằng việc phân tích các dữ liệu thô. Ví dụ phân tích các trang web, hình ảnh, âm thanh, video có sẵn trên mạng hoặc học qua việc tương tác với nhau hoặc với con người. Có nhiều kỹ thuật đang được nghiên cứu về vấn để này. Chẳng hạn, kỹ thuật "học sâu" (deep learning) mô phỏng quá trình học của các tế bào thần kinh não người. Hoặc "các thuật toán gen" (genetic algorithms) mô phỏng quá trình chọn lọc tự nhiên của sinh vật. Điều đáng mừng là việc học hành của máy móc này đang được sự quan tâm và đầu tư rất lớn từ các đại gia công nghệ (IBM, Google, Microsoft, Facebook, vv). Những kết quả ban đầu, tuy còn nhỏ, nhưng đáng ghi nhận, như việc Google Brain xem bức ảnh con mèo và nhận ra đó là con mèo (!) mà không cần ai chỉ cho nó trước con mèo là thế nào. Đơn giản là nó "tự tìm hiểu trên mạng" bằng cách phân tích số lượng lớn các bức ảnh. Hoặc gần đây hơn, một robot tên là Robobrain đã học được cách sử dụng các công cụ chỉ bằng việc tự xem Youtube!
Khi AI đạt tới một mức độ cao, bước đột phá có thể xảy ra khi máy móc có thể tự lập trình cho chính mình thay vì phụ thuộc con người. Với khả năng tự hoàn thiện như vậy, qua nhiều cải thiện liên tục, máy sẽ có thể vượt xa con người.

2. Mô phỏng hoạt động của não người

Hướng nghiên cứu này xuất phát từ suy nghĩ: nếu chúng ta có thể mô phỏng chính xác trọn vẹn não người bằng phần cứng và phần mềm, thì chúng ta có một bộ máy có đầy đủ khả năng như bộ não con người. Chỉ khác là bộ não máy này còn trống trơn, và khi đó chúng ta có 2 lựa chọn:
  • Để cho máy bắt đầu thu thập thông tin và học như 1 em bé
  • Sao chép nguyên xi trạng thái não từ một người nhất định sang máy - viễn cảnh này khá "đáng sợ"
Như đã nói ở phần trước, các con chip phần cứng hay thuật toán phần mềm bắt chước một số khía cạnh của não người đã được thiết kế từ lâu và có một số thành quả nhất định. Thế nhưng việc mô phỏng chính xác vàtrọn vẹn não bộ lại là một việc hoàn toàn khác. Nó đòi hỏi chúng ta phải làm được 2 việc - mà mỗi việc đều vô cùng khó khăn:
  • Giải mã toàn bộ não người. Nói rõ hơn là hiểu rõ cấu tạo của từng chi tiết nhỏ nhất của não bộ và mối liên kết phức tạp giữa chúng
  • Mô phỏng lại chính xác não bộ bằng phần cứng và phần mềm máy tính

Bộ não người siêu phức tạp

Bộ não con người được cho là một trong những thứ phức tạp nhất mà con người từng biết đến, và cho tới nay chúng ta vẫn hiểu rất ít về nó. Trên hành trình vạn dặm này, chúng ta cũng đã đi được những bước đầu tiên.
  • Các nhà khoa học ở dự án OpenWorm đã thành công trong việc mô phỏng một con sâu. Chạm vào mũi nó sẽ dừng lại. Chạm vào đầu/đuôi khiến sâu tiến/lùi tương ứng. Thật là ấn tượng nếu biết rằng sâu máy không được lập trình trước các việc trên. Nó tự học với bộ não tương tự một con sâu sinh học.
  • Các kĩ thuật mới về quét não và công nghệ nano cho phép chúng ta hy vọng về việc có thể "giải mã" được toàn bộ não người trong tương lai. Nhiều dự án lớn đang được triển khai với kinh phí hàng tỉ USD như Brain Activity Map, Human Brain Project, hay Blue Brain Project.

4. Ngày đó có còn xa?

OK, cứ cho là trong tương lai sẽ đến lúc nào đó AI đạt tới đẳng cấp con người. Nhưng là khi nào? 500 năm? Hay 1000 năm?
Nếu mọi thứ cứ phát triển tuần tự và tuyến tính, chắc "ngày đó" còn lâu lắm. Nhưng điều đáng nói là công nghệ ko phát triển theo cách đó, mà nó phát triển theo cấp số nhân! Quả là như vậy nếu chúng ta nhìn lại lịch sử. Hàng chục nghìn năm tiền sử, chúng ta phát minh được gì đáng kể ngoài các công cụ thô sơ? Mấy nghìn năm tiếp theo, dù lịch sử ghi lại nhiều vương triều, nhiều trận đánh hoành tráng, lĩnh vực khoa học kĩ thuật cũng ko có gì đặc biệt. Chỉ từ cuộc cánh mạng công nghiệp ở châu Âu, nhiều thứ tưởng như không tưởng đã ra đời: điện, radio, điện thoại, TV, ô-tô, máy bay. Giờ đây là điện thoại thông minh, Internet, mạng xã hội. Những tiến bộ đạt được của 1 thế kỉ trước cũng chỉ bằng tiến bộ đạt được 20 năm tiếp theo. Sự phát triển theo cấp số nhân dưới sự quan sát của con người luôn luôn như vậy: đạt rất ít tiến bộ trong một thời gian dài, rồi đột biến và bùng nổ. Chúng ta thường không nhìn ra - do chỉ đánh giá vấn đề trong 1 khoảng thời gian ngắn thay vì cả quá trình dài. Giống như bạn không nhận thấy đứa trẻ lớn lên hàng ngày, nhưng nếu đi xa một thời gian về thì thấy nó lớn hẳn lên vậy!

Sự tăng trưởng năng lực tính toán của phần cứng

Việc giải mã bản đồ gen người cũng là một việc rất khó khăn. Sau nhiều năm, chúng ta chỉ đi được 1%, và nhiều người đã bi quan về việc nó quá phức tạp không làm được. Tuy nhiên, vòng 7 năm sau đó, với những khám phá mới, chúng ta đã hoàn thành.
Một câu chuyện để cho thấy sức mạnh của sự tăng trưởng theo cấp số nhân. Tương truyền, nhà vua Ấn Độ muốn thưởng cho một nhà thông thái vì phát minh ra một môn cờ. Nhà thông thái chỉ xin 1 yêu cầu đơn giản: xin bệ hạ cho ô thứ nhất 1 hạt lúa, ô thứ hai thì 2 hạt, ô ba là 4 hạt, cứ thế ô sau số hạt gấp đôi ô trước, cho đến khi hết 64 ô cờ. Nhà vua, giống như đa số chúng ta, cho rằng yêu cầu này quá dễ, quá lắm thì hết một bì lúa là cùng, nên đồng ý ngay. Nhưng khi thực hiện thì mới vỡ lẽ là số lúa cần thiết lớn vô cùng, tương đương với số lúa toàn thế giới sản suất ra trong 2000 năm!
Thế cho nên, nếu bạn cũng nghĩ theo cách tương tự nhà vua Ấn Độ và cho là ngày máy tính thông minh như người còn lâu lắm, có thể bạn cũng sẽ có một sự bất ngờ lớn tương tự nhà vua!
Nhưng cụ thể là khi nào? Dĩ nhiên là không ai biết, nhưng có một điều chắc chắn là khi bắt đầu xảy ra thì nó sẽ xảy ra rất nhanh. Một khảo sát cho thấy nhiều người giới khoa học tin rằng điều này nhiều khả năng sẽ sảy ra trong khoảng từ năm 2040 đến 2075. Và khi đã đạt tới tầm con người, máy móc sẽ không dừng lại!
Dĩ nhiên cũng có nhiều ý kiến phản đối. Một trong những lý lẽ đưa ra là lợi ích kinh tế. Khoa học luôn cần sự đầu tư về tiền. Khi AI phát triển đến một mức mà sự phát triển hơn nữa chưa mang lại lợi ích kinh tế đáng kể, thì đầu tư sẽ giảm, và việc phát triển bị chậm lại. Nói cách khác là sự phát triển của khoa học phải đứng đợi sự phát triển kinh tế, và nếu kinh tế không phát triển tiếp tiếp theo cấp số nhân, khoa học sẽ không thể! Tuy nhiên, lịch sử cho thấy kinh tế và khoa học kỹ thuật không phải đợi nhau mà hỗ trợ cho nhau cùng phát triển. Quy mô nền kinh tế thế giới cũng tăng trưởng vượt bậc qua thời gian, và chính các phát minh khoa học công nghệ đột phát sẽ giúp nền kinh tế giữ vững sự tăng trưởng này.
Mỗi USD chúng ta đầu tư cho dự án bản đồ gen người mang lại 140 USD cho nền kinh tế. Bây giờ các nhà khoa học của cúng ta đang tiếp tục giải mã bộ não người...
Thông điệp liên bang 2013 - Barack Obama

5. Máy móc, loài "phi sinh vật" mới

Bài viết đã dài nhưng những câu hỏi tôi đặt ra ở phần đầu vẫn chưa được thảo luận hết. Liệu sự nổi dậy của máy móc có đánh dấu sự kết thúc của loài người? Chúng ta sống chung với "loài máy móc" như thế nào? Liệu có thể có sự giao thoa giữa người vào máy? Loài người sau này sẽ thay đổi thế nào? Tôi sẽ trở lại chủ đề này ở phần tới.

0 nhận xét