This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

10 CHIẾN THUẬT GIÚP BẠN LÀM VIỆC THÔNG MINH HƠN.


1. Định luật Parkinson
"Nếu bạn đợi đến phút cuối mới bắt đầu làm việc, thì việc đó sẽ chỉ mất một vài phút để hoàn thành," là những gì Cyril Northcote Parkinson đã quan sát được. Chúng ta đều đã trải qua Định luật Parkinson. Chúng ta đều vật lộn trong suốt một tháng để thực hiện một dự án, và rồi thật kỳ diệu, chúng ta hoàn tất dự án đó chỉ trong tuần cuối cùng.
Định luật này cung cấp một đòn bẩy tuyệt vời cho sự hiệu quả: áp dụng những deadlines ngắn hơn cho một công việc nào đó, hay sắp xếp một cuộc gặp mặt sớm hơn. Hãy tìm khoảng thời gian mà bạn năng suất nhất để làm những việc đó bởi vì việc được làm trong lúc vội vã có thể trở nên rất cẩu thả.
2. Hãy tìm dòng suy nghĩ của bạn
Đối với những vận động viên, trạng thái này này được gọi là “in the zone,” khi mà bạn tập trung đến nỗi hoàn toàn tê liệt với bất cứ sự xao nhãng nào. Đó là trạng thái mà chúng ta đều có thể bước vào.
Nghiên cứu của Mihaly Csikzentmihalyi được tập trung vào trạng thái dòng suy nghĩ giúp tối ưu hóa hiệu quả làm việc của chúng ta bằng cách tìm ra sự cân bằng giữa thử thách và kỹ năng. Nếu công việc quá thách thức và vượt ra ngoài kỹ năng của chúng ta, chúng ta sẽ trở nên lo lắng và bực bội, nhưng nếu công việc không đủ độ khó, chúng ta lại cảm thấy nhàm chán.
3. Hãy làm từng việc một
Có rất nhiều ví dụ cho thấy làm nhiều việc cùng một lúc (multi-tasking) là không tốt. Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ngay cả những người vừa đi bộ vừa nói chuyện điện thoại đều dễ đâm vào người khác hơn và rất dễ bị mất tập trung, nhiều người thậm chí còn không thể nhận ra một chú hề lái xe đạp 1 bánh đang lao tới.
Tuy nhiên, bảo một doanh nhân khởi nghiệp đừng làm nhiều việc cùng một lúc cũng giống như bảo một chú lợn tránh xa khỏi bùn vậy. Như sự thật là, làm nhiều việc cùng một lúc thực chất là cách nói khác đi của việc “chuyển từ việc này sang việc kia” (task-switching). Vấn đề là cuối cùng bạn sẽ để bản thân bị chi phối bởi quá nhiều dự án dang dở. Một câu nói hay về việc tập trung của Alexander Graham Bell như sau: “Hãy tập trung tất cả suy nghĩ vào công việc bạn đang làm, ánh nắng mặt trời sẽ không đủ sức thiêu cháy cho đến khi tập trung chiếu vào một chỗ.”
4. Quy tắc 2-Phút
Theo cuốn Getting Things Done của David Allen, ông giải thích rằng những người năng suất nhất sẽ tận dụng từng khoảng thời gian nhỏ có sẵn trong từng ngày. Chuẩn bị một danh sách những công việc 2 phút để tận dụng bất cứ khi nào có thời gian rảnh sẽ tăng năng suất của bạn. Dọn dẹp hộp thư đến, kiểm tra voicemail, chấp nhận một yêu cầu, tất cả được viết ngắn gọn trong thời khóa biểu của bạn, sẽ giúp tăng hiệu suất của bạn và dọn đường cho những công việc lớn hơn.
Một nguyên nhân quan trọng gây ra sự trì hoãn nằm ở việc suy nghĩ quá nhiều về bước tiếp theo phải làm. Theo Allen, khi đó, thời gian thực hiện bước đó còn ít hơn là thời gian được dành để suy nghĩ về nó.
5. Làm việc theo đồng hồ sinh học của bạn
Những tế bào thần kinh trong não chúng ta điều khiển nhịp sinh học, điều này ảnh hưởng đến chu kỳ ngủ - thức, việc giải phóng hormone, các cảm xúc và mức độ năng lượng. Việc thường xuyên hoạt động lệch nhịp sinh học (chẳng hạn như những phi công quốc tế) gây ra suy nhược.
Sự hiệu quả nằm ở chỗ kết hợp hài hòa công việc cụ thể với những khoảng thời gian đỉnh điểm sinh học. Tiến sĩ Steve Kay nói rằng công việc phân tích thích hợp nhất với khoảng thời gian trong vòng 1 vài giờ sau khi thức dậy, khi mà việc tăng nhiệt độ cơ thể vào buổi sáng sẽ tăng lượng máu lên não.
Sự tỉnh táo sẽ bắt đầu đi xuống sau buổi trưa khi mà quá trình tiêu hóa đòi hỏi năng lượng. Khoảng thời gian này sẽ phù hợp nhất cho việc suy nghĩ sáng tạo, theo như Giáo sư Mareike Wieth.
Tập thể dục tăng hiệu suất của bạn. Tiến sĩ Gerard Kennedy nhận ra rằng các kỷ lục Olympic bị phá vỡ vào buổi chiều muộn nhiều hơn bất cứ thời gian nào. Sức mạnh cơ bắp, khả năng chứa khí của phổi, sự phối hợp mắt – tay và sự linh hoạt của các đốt tăng cao nhất từ 4 đến 6 giờ chiều.
3 việc nên làm để tối đa hóa các nỗ lực của bạn sẽ là: buổi sáng dành cho công việc phân tích, sau bữa trưa nên dành cho công việc sáng tạo, và các hoạt động thể chất nên tập trung vào buổi chiều tối từ 4 đến 6 giờ chiều.
6. Chế tạo ngược
Được áp dụng phổ biến nhất trong ngành máy móc công nghiệp và phần mềm máy tính, chế tạo ngược có thể được ứng dụng trong các lĩnh vực, sản phẩm và chiến lược khác nhau.
Chế tạo ngược là tách rời và phân tích các thành phần tạo nên tổng thể*. Tính hiệu quả không chỉ đến từ việc xem xét các phần liên quan với nhau như thế nào, mà còn đến từ khả năng làm việc trên từng phần bị tách rời. Tim Ferriss nhận ra sự nhanh chóng thành thạo điệu nhảy tango của mình thông qua việc chia nhỏ điệu nhảy, và việc học cả vai trò của bạn nhảy nữ bên cạnh vai trò của nam.
Những chuyên gia ngôn ngữ làm điều tương tự, chia một ngôn ngữ thành nhiều mảnh nhỏ và xem xét một cách tổng quát các cấu trúc ngữ pháp thông thường.
7. Bộ ba sức mạnh của “Ý chí”
Giáo sư trường Stanford Kelly McGonigal nói rằng chìa khóa dẫn đến việc đạt được mục tiêu là hiểu 3 sức mạnh của ý chí: Sẽ - Sẽ không – Muốn.
Sẽ không: Sức mạnh chống lại cám dỗ, như nói “không” với social media.
Sẽ: Sức mạnh này nghĩa là chọn một cách cư xử thay thế -- gửi một mail xã giao nhưng với mục đích kết nối.
Muốn: Sức mạnh này là ghi nhớ mục đích, mục tiêu của bạn, ví dụ đó là mở rộng sự nghiệp, hoạt động kinh doanh hay lợi nhuận.
Sức mạnh ý chí giống như là cơ bắp vậy. Khi sử dụng cả 3 sức mạnh, chúng ta sẽ tăng gấp 3 khả năng thành công. Hãy nhớ: Kháng cự (cám dỗ), Thay thế (bằng sự lựa chọn khác), Ghi nhớ (mục tiêu của bạn).
8. 52 bật, 17 tắt
Là một doanh nhân khởi nghiệp có thể khiến bạn không có giờ giải lao. Những nghiên cứu gần đây cho thấy chỉ 1 trong 5 nhân viên có thể nghỉ ăn trưa, mặc cho bữa trưa có những lợi ích rõ ràng đối với bộ não mệt mỏi của chúng ta.
Vậy tỷ lệ làm việc/nghỉ ngơi hoàn hảo là bao nhiêu? Ứng dụng DeskTime theo dõi việc sử dụng máy tính của các nhân viên đã phát hiện ra rằng 10% những người năng suất nhất sẽ làm việc chăm chỉ trong vòng 52 phút, và rồi nghỉ ngơi trong vòng 17 phút. Điều này cũng được các nhà khoa học chứng minh, cụ thể liên quan đến các khoảng thời gian chú ý của chúng ta. Não bộ có thể tập trung tối đa 90 phút, và rồi cần 20 phút nghỉ ngơi. Những giờ nghỉ giải lao được tính toán trước tương đương với làm việc hiệu quả.
9. Tạo tư thế quyền lực
Giáo sư Amy Cuddy trong bài nói Ted của mình đã nhấn mạnh những phản ứng thần kinh và tâm lý do tư thế tạo ra. Việc tạo ra một tư thế thể hiện quyền lực giúp tăng testosterone (thúc đẩy sự tự tin, dám khẳng định mình, năng lượng) và giảm cortisol (tạo stress, căng thẳng, lo lắng). Một người tự tin, có hàm lượng testosterone cao sẽ năng suất hơn rất nhiều một người căng thẳng đầy cortisol. Não của chúng ta được kết nối để phản ứng với cách mà các bộ phận trong cơ thể hoạt động. Một nụ cười miễn cưỡng vẫn giải phóng endorphins. Kéo bản thân bạn ra khỏi đống hỗn độn tưởng tượng cũng đơn giản như kéo bạn ra khỏi đống hỗn độn vật chất vậy.
10. Quy trình tiến lên hợp lý
Một lời cảnh báo từ Eric Ries: “Nếu chúng ta đang xây dựng các sản phẩm sai lầm một cách thực sự hiệu quả, nó cũng giống như chúng ta đang lái xe xuống đáy vực và vẫn khoe khoang về khả năng tiết kiệm nhiên liệu tuyệt vời.”
Chiến lược này nghĩa là bạn phải tính toán và tỉnh táo với những nỗ lực của mình, với một mục tiêu và quá trình linh hoạt, thay vì cố định.

0 nhận xét

Sony: Từ đế chế thống trị đến kẻ suy tàn


Ai có thể ngờ rằng một thương hiệu từng gắn với đẳng cấp và chất lượng tuyệt đối như Sony cuối cùng lại có ngày bị Samsung và LG bỏ lại phía sau?
Sony: Từ đế chế thống trị đến kẻ suy tàn
Quá khứ huy hoàng và những tháng ngày lạc lối...
Sony sẽ không còn sản xuất máy vi tính cá nhân nữa. Thương hiệu Vaio đã bị nhượng lại cho một công ty khác. Sony cũng sẽ không còn sản xuất các máy đọc sách điện tử. Công ty Nhật Bản cũng đang phải nghiêm túc nhìn nhận lại vị trí của mình trên thị trường TV, một thị trường mà Sony đã độc chiếm trong nhiều thập kỷ liên tiếp.
Trong thập niên 90, TV Sony cùng với những chiếc máy nghe đĩa Discman, máy nghe băng Walkman và cả máy chơi game PlayStation (một chiếc máy chơi game có thể chơi bằng đĩa CD - một "thành tựu" vào thập niên 90) đã từng là những sản phẩm điện tử đáng mơ ước nhất của người dùng. Sony đã từng là một thương hiệu toát lên vẻ "sành điệu", sản phẩm Sony thời xa xưa có một đẳng cấp rất riêng biệt khiến người tiêu dùng luôn phải khâm phục và thèm muốn.
Sony: Từ đế chế thống trị đến kẻ suy tàn
Nhưng rồi chiến lược tập trung quá hẹp vào các công nghệ tự phát triển và sự trì trệ trong quá trình thích ứng với những thay đổi vũ bão của công nghệ đã khiến Sony phải trả giá. Dù công ty Nhật Bản thậm chí đã thành lập hẳn một bộ phận có tên New Business Creation (Sáng tạo mảng kinh doanh mới), nhưng không ai dám chắc rằng liệu Sony có thể khôi phục sau 2 thập niên thất bại hay không.
Máy nghe nhạc di động Walkman, máy chơi game PlayStation 2, những chiếc TV chất lượng cao, những bộ đài vô tuyến có kích cỡ ngày càng thu nhỏ, những chiếc camera phòng thu, chiếc đĩa CD và thậm chí là cả chú chó robot AIBO – tất cả đều là những câu chuyện thành công của quá khứ. Một quá khứ rất xa vời...
Trong nhiều thập niên, nhắc đến TV cao cấp là nhắc đến Sony. TV Sony có mặt ở khắp mọi nơi. Tại Mỹ, những chiếc TV Trinitron của Sony thậm chí còn được trao giải thưởng truyền hình Emmy vào thập niên 1970! Nhưng thành công của Sony không kéo dài mãi mãi.
Đến năm 1992, các công ty như NEC và Hitachi, vốn đều là những đồng hương Nhật Bản của Sony, đã trở thành những tên tuổi đầu tiên sản xuất màn hình tinh thể lỏng (LCD) cỡ lớn với chất lượng hiển thị vượt trội. Đến năm 1996, Samsung cũng tự phát triển ra công nghệ TV màn hình phẳng của riêng mình. Đến năm 2007, TV LCD đã vượt mặt TV CRT về doanh số trên toàn cầu.
Sony: Từ đế chế thống trị đến kẻ suy tàn
Sony đã thích ứng quá chậm, bởi lúc đó gã khổng lồ này vẫn còn quá tự tin vào thương hiệu Trinitron của mình. Nhưng đến năm 1996, bằng sáng chế của Sony về công nghệ TV CRT đã hết hạn, và các đối thủ giá rẻ bắt đầu xuất hiện. Thay vì chuyển sang công nghệ LCD, Sony ra mắt series FD Trinitron với màn hình chỉ hơi phẳng hơn một chút. Không có gì bất ngờ, FD đã không thể đạt được thành công như những thế hệ Trinitron đầu tiên.
Đến năm 2002, Sony cuối cùng cũng đã bước chân vào thị trường LCD với chiếc WEGA, nhưng vào kỳ Giáng Sinh năm 2004, dù đã tăng được 5% doanh số TV, lợi nhuận của Sony sụt giảm tới 75%. Từ thời điểm đó, thị trường TV ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Trong thập niên vừa qua, mảng sản xuất TV của Sony đã khiến cho tập đoàn này tiêu tốn tới... 8 tỷ USD.
Ngay cả tập đoàn Sony, xét một cách tổng thể, cũng đang chìm vào khó khăn sau nhiều năm trời dù rất nỗ lực nhưng vẫn không thể cải thiện được tình hình tài chính. Năm 2013, Sony phải chịu lỗ 128 tỷ Yên Nhật, tức là vào khoảng 1,2 tỷ USD.
Sony: Từ đế chế thống trị đến kẻ suy tàn
Những quyết định sai lầm cứ liên tục nối tiếp nhau. Năm 2007, Sony phát triển ra chiếc TV OLED đầu tiên: một chiếc TV siêu nhỏ có kích cỡ chỉ 11 inch. Chỉ 3 năm sau đó, vào năm 2010, công ty Nhật Bản cho rằng TV 3D mới là tương lai của ngành sản xuất TV và quyết định ngừng phát triển công nghệ OLED.
Đến năm 2012, 2 ông lớn Hàn Quốc (LG và Samsung) tự ra mắt những sản phẩm TV 55 inch OLED hoàn thiện, và những chiếc TV cỡ lớn này ngay lập tức được tán tụng là tương lai của ngành sản xuất TV. Ngược lại, trào lưu TV 3D cũng chỉ gây sốt một vài năm và giờ đã nhường lại mọi sự chú ý cho OLED, 4K và màn hình cong.
Trong năm 2013, lịch sử lặp lại một lần nữa: Sony ra mắt TV màn hình cong đầu tiên trên thế giới, nhưng LG và Samsung mới là những tên tuổi đầu tiên ra mắt những chiếc TV màn cong hoàn hảo. Lý do là bởi 2 công ty Hàn Quốc đã mang độ phân giải 4K và kích cỡ "khủng" lên thiết kế TV hết sức mới mẻ này, giúp tái hiện lại trải nghiệm màn hình cong ấn tượng của rạp IMAX ở một tầm chất lượng khác hẳn với Sony. Phải mất tới nửa năm, Sony mới ra mắt chiếc TV màn hình cong độ phân giải Ultra HD đầu tiên.
Sai lầm của Sony là gì? "Nghĩ ngắn"? Quá kiêu ngạo? Có lẽ là cả hai. Thử nhìn lại vào mảng kinh doanh Blu-ray của Sony trong năm nay: chính công ty Nhật Bản đã phải lên tiếng cảnh báo rằng, "Nhu cầu các phương tiện lưu trữ vật lý đang sụt giảm nhanh hơn dự kiến", buộc Sony phải cắt giảm doanh số dự đoán của mình. Cũng trong cảnh báo này, Sony khẳng định: "Giá trị thật của toàn bộ mảng sản xuất đĩa quang cũng đã giảm sút". Tổng trị giá của khoản lỗ khổng lồ này là 25 tỷ Yên Nhật, tức khoảng 230 triệu USD.
Sony: Từ đế chế thống trị đến kẻ suy tàn
Vì sao Sony lại mắc sai lầm này? Lý do là bởi Blu-ray là một trong những phát minh mới nhất của Sony, một trong những công nghệ độc quyền mà công ty Nhật Bản muốn tận dụng để thu lời tối đa. Ý tưởng của Sony ở đây là đĩa Blu-ray sẽ giữ người tiêu dùng ở lại với những sản phẩm đã từng khiến họ sẵn sàng mở hầu bao: nội dung (phim, nhạc), phương tiện truyền tải (băng, đĩa) và phần mềm. Chính mục tiêu tương đối thiển cận này đã khiến Sony bị chậm chân khi chạy theo các xu hướng mới: Công ty Nhật Bản đã quá mải mê tìm cách kiếm tiền từ các phát minh của mình trên thị trường phương tiện truyền tải dù có vẻ không phù hợp với thị trường.
Cuốn sách lịch sử của ngành công nghệ cao những năm gần đây đã chứng minh cho luận điểm đó: thẻ nhớ Memory Stick của Sony bị các công nghệ thẻ SD đánh bại; chuẩn băng từ Betamax cũng thất thế trước VHS. Trong khi Blu-ray đã chiến thắng trong cuộc chiến với HD-DVD, chuẩn đĩa quang này có vẻ sẽ sớm gục ngã trong cuộc chiến sống còn với các loại phương tiện truyền tải của tương lai: download (tải nội dung qua mạng) và stream (phát nội dung qua mạng).
Sony: Từ đế chế thống trị đến kẻ suy tàn
Một thất bại khác của Sony trên thị trường đĩa quang là MiniDisc, một loại đĩa khá… thừa thãi xét tới nhu cầu thực tế của người dùng. Hoặc, có ai còn nhớ đến ATRAC, một định dạng file có chứa quá nhiều công nghệ DRM (quản lý bản quyền) của Sony hay không? Câu trả lời rõ ràng là không, bởi cho đến giờ người dùng sẽ chỉ còn nhớ đến MP3, AAC hay WMA mà thôi...
Rõ ràng, Sony thích được nắm quyền kiểm soát các tiêu chuẩn của ngành công nghệ cao. Điều này khiến công ty Nhật Bản gặp khó khăn khi buộc phải từ bỏ quyền kiểm soát và thích ứng với những thay đổi chóng mặt của thời thế. Đôi khi, những thất bại to lớn có thể giúp cho Sony đi đến thành công mới. Ví dụ, sau khi Betamax thất thế trước VHS, Sony đã sử dụng những kinh nghiệm có được từ chuẩn băng từ này vào các loại máy quay video bằng băng từ cỡ nhỏ, khởi nguồn cho thập niên của máy quay phim phổ thông vào giữa những năm 80.
Nhưng câu chuyện đó không còn được lặp lại trong những năm gần đây. Những thất bại như ATRAC hay Memory Stick sẽ càng khiến Sony tụt hậu mà thôi.
Sony: Từ đế chế thống trị đến kẻ suy tàn
Có lẽ tình hình kinh doanh ảm đạm và sự thiếu hụt các sản phẩm đình đám mang thương hiệu Sony trong những năm gần đây là bởi 1 lý do duy nhất: Sony đã quá kiêu ngạo. Giám đốc tài chính mới nhất của công ty, Kenichiro Yoshida, đã tỏ ra rất thẳng thắn khi tuyên bố vào tháng 5 và qua rằng, "Sony đã quá chậm trễ khi bắt kịp các xu hướng của thị trường người tiêu dùng".
Chỉ nhờ có những thành công trước đó của mảng sản xuất phim và tài chính (Sony có bán bảo hiểm y tế tại Nhật Bản) mà những thất bại của mảng điện tử mới được giảm nhẹ phần nào. Thế nhưng trong năm ngoái, khi Sony Pictures ra mắt quá nhiều các bộ phim bom… xịt, ánh nhìn thù hằn sẽ lại nhắm vào bộ phận sản xuất đồ điện tử của Sony.
Yoshida cho biết để tăng sức mạnh cho cả tập đoàn, Sony đã phải cắt giảm chi phí bất động sản đắt đỏ tại Tokyo. Lại thêm một vết cắt nữa vào niềm tự hào vốn đã quá tàn tạ của Sony.
Sony: Từ đế chế thống trị đến kẻ suy tàn
Một "quyết định đau đớn" (theo tuyên bố của CEO Kaz Hirai) khác của Sony trong năm vừa qua là thương vụ bán lại thương hiệu Vaio (và toàn bộ mảng kinh doanh PC) cho Japan Industrial Partners. Từng một thời thu hút được sự chú ý của cả Steve Jobs, nhưng rồi laptop và máy để bàn Sony trong những năm gần đây đã trở thành những sản phẩm... "hoang tưởng". Với mức giá quá cao, laptop Sony sở hữu cấu hình quá èo uột bên dưới những lớp vỏ hào nhoáng. Vài năm trước, đây không hẳn là một vấn đề, nhưng trong những năm gần đây, người ta không còn mua PC nhiều như trước. Sự ra đời của smartphone và tablet khiến cho những chiếc PC giá cao cấu hình thấp của Sony trở thành những lựa chọn kém hấp dẫn.
Tồi tệ hơn, những chiếc smartphone và tablet đã góp phần giết chết Vaio lại không hề mang thương hiệu Xperia của Sony. Chúng là iPad, chúng là Galaxy S, chúng là iPhone và Kindle Fire. Năm 2009, Sony là nhà sản xuất điện thoại di động lớn thứ 4 toàn cầu. Năm 2010, Sony tụt xuống vị trí số 6. Đến năm nay, Sony bị rất nhiều các nhà sản xuất Trung Quốc vượt mặt, và sản lượng smartphone Xperia xuất xưởng qua từng quý lại tiếp tục sụt giảm.
Sony: Từ đế chế thống trị đến kẻ suy tàn
Nhiều người cho rằng, Sony lẽ ra phải có mặt trên khán đài thượng đỉnh để cạnh tranh với Apple và Samsung về doanh số và lợi nhuận. Nhưng 2 gã khổng lồ này có lẽ còn mải dè chừng những tên tuổi mới nổi trong ngành sản xuất smartphone như Xiaomi (Trung Quốc) và LG hơn là Sony. Điều này là không có gì khó hiểu, bởi những chiếc Xperia gần đây vẫn cứ có giá quá cao so với cấu hình mang lại. Tệ hơn, Sony vẫn cứ tỏ ra là một kẻ chậm chạp dù... "mắn đẻ" các smartphone mới. Ví dụ, chiếc Xperia Z3 vừa ra mắt vẫn tiếp tục sử dụng vi xử lý Snapdragon 801 cũ kỹ, trong khi các đối thủ khác đã thực hiện bước tiến lên 64-bit. Trong thế giới Android – vốn thực chất chỉ là một cuộc đua cấu hình không ngừng nghỉ, Sony đã tự tạo cho mình những khó khăn rất lớn khi thực hiện chiến lược "chậm chạp" này.
Sony đã từng định nghĩa ra TV màn hình lớn hay máy nghe nhạc cá nhân và rồi thống trị các thị trường này. Nhưng cho đến giờ, công ty Nhật Bản vẫn chưa thể phát minh và khai thác thành công một dòng sản phẩm mới mẻ nào cả. Ví dụ gần đây nhất là máy đọc sách điện tử (e-reader). Sony đã từng là một nhà sản xuất tiên phong khi phát minh ra chiếc LIBRIe với công nghệ mực điện tử tân tiến vào năm 2004, nhưng rồi lại tự hạn chế khả năng cạnh tranh của LIBRIe khi buộc người dùng phải sử dụng dịch vụ thuê sách khá bất hợp lý do Sony tự cung cấp.
Sony: Từ đế chế thống trị đến kẻ suy tàn
Đến năm 2006, Sony tiếp tục ra mắt dòng sản phẩm máy đọc sách Sony Reader, nhưng Amazon cũng chỉ mất 1 năm nữa để hoàn thiện thế hệ Kindle đầu tiên. Năng lực bán hàng quá áp đảo cộng với kho sách khổng lồ của Amazon đã định đoạt số phận của Sony Reader. Không chỉ có vậy, Amazon vẫn rất tích cực hoàn thiện tính năng và mạnh tay giảm giá cho các sản phẩm phần cứng của mình. Nửa sau năm 2012, Amazon cung cấp màn hình có đèn chiếu sáng tích hợp cho Kindle. Đến tận 1 năm sau, chiếc máy đọc sách mới nhất (và cuối cùng) của Sony vẫn không có đèn màn hình.
Bởi vậy, không ai thấy bất ngờ khi Amazon độc chiếm thị trường máy đọc sách điện tử. Số liệu từ Codex Group cho biết Amazon Kindle hiện đang chiếm 64% tổng doanh số sách điện tử. Còn máy đọc sách của Sony thì lại vừa bị khai tử vào năm nay.
Chỉ có duy nhất Sony Computer Entertainment (SCE) là tiếp tục giữ lại được "phép màu Sony" từ những thập niên trước. SCE mới gần đây đã ra mắt Project Morpheus, một kính thực tại ảo rất ấn tượng. Trước đó, máy chơi game PlayStation 4 cũng đã ra mắt thắng lợi trước đối thủ Xbox One của Microsoft. Lý do có lẽ là bởi SCE không bị phần còn lại của Sony Corporation (mảng điện tử của Sony) kéo tụt lại, và nhờ đó có thể phát triển nhanh hơn, thích ứng nhanh hơn với thị trường – đủ để vượt qua những đối thủ như Nintendo và Microsoft.
Sony: Từ đế chế thống trị đến kẻ suy tàn
Thành công khổng lồ của Sony trong những thập niên trước cuối cùng đã trở thành một sức ép quá lớn. Tất cả mọi người đều sẽ hy vọng và trông đợi rất nhiều vào bất kỳ một sản phẩm nào của Sony. "Khó khăn mà Sony gặp phải là chúng tôi không thể quên được thành công của quá khứ", cựu CEO Nobuyuki Idei khẳng định trong cuốn sách Sony vs Samsung. "Sony thành công bằng định dạng băng từ, định dạng CD và TV bóng bán dẫn".
Chính những thành công khổng lồ đã khiến công ty Nhật Bản bám trụ quá lâu với các công nghệ lỗi thời, tạo ra một bầu không khí chậm chạp, nặng nề bao trùm Sony cho đến tận ngày hôm nay. Và chính những thành công xa xưa đó cũng khiến cho những thất bại mới trở nên tồi tệ hơn. Trong những buổi họp cổ đông gần đây, các nhà đầu tư đã đưa ra những yêu cầu gay gắt về một sản phẩm đột phá mới, và phàn nàn rằng SoftBank (một nhà mạng di động) mới là tên tuổi đang tràn ngập các mặt báo nhờ kinh doanh robot chứ không phải là Sony.
Sony: Từ đế chế thống trị đến kẻ suy tàn
Liệu Sony có thể trở lại với thành công?
Trong thế giới công nghệ luôn thay đổi quá nhanh, câu trả lời vẫn đang được bỏ ngỏ. Nokia, Motorola và BlackBerry đã không thể vực dậy sau khi đi xuống, Nintendo cho đến giờ vẫn khó khăn chồng chất. Nhưng Apple thì đã bứt phá khỏi chuỗi ngày mờ nhạt bằng những sản phẩm thay đổi cục diện thị trường như iPod, iPhone và iPad.
Sony đang rất cố gắng tạo ra được những thành công như vậy và trở lại với những tháng ngày lừng lẫy của Trinitron hay Walkman. Đầu năm nay, công ty Nhật Bản thành lập một bộ phận chuyên phát triển các mảng kinh doanh mới có tên New Business Creation. Sony muốn tận dụng sức sáng tạo của những con người trẻ tuổi và những ý tưởng mới lạ có thể dẫn tới một sản phẩm đỉnh tiếp theo. Người đứng đầu bộ phận này, Shinji Odajima, có vẻ không phải chịu ảnh hưởng của bộ máy cồng kềnh đang lãnh đạo Sony. 800 nhân viên tham gia vào một buổi trình bày ý tưởng của New Business Creation, 200 ý tưởng được thu nhận. Đó là những tín hiệu rất khả quan cho một Sony "mới" trong tương lai.
Sony: Từ đế chế thống trị đến kẻ suy tàn
Nhưng cuối cùng, nếu muốn trở lại với vị thế cũ, Sony sẽ phải tạo ra được những sản phẩm, dịch vụ mà người tiêu dùng thực sự mong muốn, những ý tưởng "khởi nguyên" có thể đè bẹp các đối thủ cạnh tranh. Trên hết, Sony sẽ phải thoát khỏi tình trạng ì ạch đã đè nặng người hùng một thời này trong suốt những thập niên vừa qua. Chỉ khi nào giải quyết được vấn đề này, công ty Nhật Bản mới có thể mơ về những đỉnh cao như Walkman và Trinitron. Còn không, ngày nói lời tạm biệt với thương hiệu Sony không còn quá xa... 
Theo Lê Hoàng/VnReview

0 nhận xét

LÝ DO TẠI SAO BẠN CHƯA THÀNH TRIỆU PHÚ ?


1. Mỗi tháng bạn đều tiêu hết sạch tiền
Bạn sẽ nói đưa ra vô số lý do để biện minh cho việc chẳng còn mấy tiền dư hàng tháng. Nhưng sự thật là bạn đang chi quá phóng tay. Đừng quan tâm bạn kiếm được bao nhiêu. Nếu không thay đổi thói quen của mình, bạn vẫn sẽ cháy túi thôi. Các triệu phú luôn sống với số tiền ít hơn số họ kiếm được. Thay vì nâng tầm cuộc sống khi thu nhập cao hơn, họ chọn cách buộc số tiền dư đó làm việc cho mình qua nhiều dạng đầu tư, như kinh doanh, cổ phiếu…
2. Không hiểu cách hoạt động của đồng tiền
Tiền không phải là một chủ đề phức tạp. Nhưng rất ít người hiểu được nguyên lý hoạt động của nó. Bạn có thể đổ lỗi cho hệ thống giáo dục, hay cho cha mẹ mình. Nhưng trách nhiệm giải quyết vẫn là của bạn. Bạn phải tìm hiểu tiền được làm ra như thế nào, nắm giữ ra sao và đầu tư vào đâu.
3. Không tạo bộ sưu tập tài sản
Công việc sẽ chẳng bao giờ giúp bạn giàu có đâu. Vì vậy, hãy bắt đầu tạo một bộ sưu tập tài sản cho riêng mình. Các triệu phú đang làm việc này rất tích cực. Tài sản có thể là một doanh nghiệp có lãi, một danh mục đầu tư cổ phiếu hoặc một miếng đất có tiềm năng.
Xe hơi ,đồ điện tử hay cả căn nhà của bạn, chúng được gọi là tiêu sản. Vì thế, đừng sưu tập chúng thêm nữa. Hãy bắt đầu gom những thứ có thể giúp bạn giàu có trong dài hạn.
4. Đánh giá sai tầm quan trọng của giáo dục
Có lẽ là do bạn bận bịu. Có thể bạn phải làm việc quá nhiều, bạn đã hy sinh việc học của mình và điều đó làm giảm nghiêm trọng khả năng trở thành triệu phú. Người giàu chưa bao giờ ngừng học, dù họ có cả tỷ việc phải làm. Lần cuối cùng bạn lên thời gian biểu để học là khi nào vậy? Bạn đã cố hết sức để sắp xếp khi công việc đồng chéo hay chưa ?.

0 nhận xét

CÀ RỐT, TRỨNG HAY CAFE?


Có cô gái hay than thở với cha sao bất hạnh này cứ vừa đi qua thì bất hạnh khác đã vội ập đến với mình và cô không biết phải sống như thế nào. Có những lúc quá mệt mỏi vì phải vật lộn với cuộc sống, cô đã muốn chối bỏ cuộc sống này.
Cha cô vốn là một đầu bếp. Một lần nghe cô gái than thở, ông dẫn cô xuống bếp. Ông bắt ba nồi nước lên lò và để lửa thật to. Khi ba nồi nước sôi, ông lần lượt cho cà rốt, trứng và cafe vào ba nồi nước riêng và đun lại để cho chúng tiếp tục sôi, không nói một lời nào.
Người con gái sốt ruột không biết cha cô đinh làm gì. Lòng cô đầy phiền muộn mà ông lại thản nhiên nấu. Nửa giờ sau người cha tắt bếp, lần lượt múc cà rốt, trứng và cafe vào ba cái tô khác nhau. Ông bảo con gái dùng thử cà rốt, “Mềm lắm cha ạ”-cô gái đáp. Sau đó ông lại bảo cô bóc trứng và nhấp thử cafe. Cô gái cau mày vị cafe đậm và đắng .
- Điều này nghĩa là gì vậy cha – Cô gái hỏi.
- Ba loại này đều phải gặp nghịch cảnh như nhau, đó là nước sôi 100 độ. Tuy nhiên mỗi thứ lại phản ứng thật khác .
Cà rốt khi chưa chế biến thì trông cứng và rắn chắc , nhưng sau khi luộc sôi chúng trở nên rất mềm. Còn trứng lúc chưa luộc rất dễ vỡ, chỉ có một lớp vỏ mỏng bên ngoài bảo vệ chất lỏng bên trong. Sau khi qua nước sôi, chất lỏng bên trong trở nên đặc và chắc hơn. Hạt cafe thì thật kì lạ, sau khi sôi nước của chúng trở nên rất đậm đà.
Người cha quay sang hỏi con gái. Còn con? Con sẽ phản ứng như loại nào khi gặp phải nghịch cảnh. Con sẽ như củ cà rốt, bề ngoài tưởng rất cứng cáp nhưng mới chỉ trải qua một chút đau đơn ngịch cảnh đã trở nên yếu đuối và mất hết nghị lực? Con sẽ là quả trứng khởi đầu với trái tim mỏng manh và tinh thần dễ đổi thay, nhưng sau một lần tan vỡ, ly hôn hay mất việc sẽ chín chắn và cứng cáp hơn.
Hay con sẽ giống hạt cafe? Loại thức uống này không thể có hương vị thơm ngon nhất nếu không sôi ở 100 độ. Khi nước nóng nhất thì cafe mới ngon.
Cuộc đời này cũng vậy con ạ. Khi sự việc tưởng như tồi tệ nhất thì lúc ấy lại khiến con mạnh mẽ hơn cả. Con sẽ đối mặt với những thử thách trong cuộc sống như thế nào? Cà rốt, trứng hay cafe?
Mỗi người trong cuộc sống không thể nào tránh khỏi những lúc mệt mỏi, vấp ngã hay đớn đau. Những lúc đó có thể ta muốn gục ngã và buông xuôi tất cả cho số phận nhưng bạn tôi ơi hãy đứng lên vì dù có thế nào thì ngày mai mặt trời lại mọc, một ngày mới lại bắt đầu và sẽ có lúc bạn nhận ra rằng chính những nghịch cảnh đớn đau ấy sẽ tôi luyện con người ta, khiến ta mạnh mẽ và trưởng thành hơn. Như “Suy cho cùng chính nhờ ngược gió mà những cánh diều mới bay cao”, như cafe muốn đậm đà thì phải qua nước sôi 100 độ. Vấp ngã, bất hạnh chẳng là gì cách ta đối mặt với nó như thế nào mới là điều quan trọng . Đứng trước nghịch cảnh bạn sẽ chứng minh mình là ai. Cà rốt, trứng hay cafe?

0 nhận xét

Lẽ sống


Lẽ sống chính là hoài bão và sứ mệnh của cuộc đời, là giá trị nền tảng, chuẩn hành xử của của chính mình. Xác định lẽ sống chính là trả lời câu hỏi: “Mình là ai, mình sống để làm gì, mình sẽ dùng cuộc đời của mình vào việc gì và việc đó có đáng để dùng hay không?”.
Xác định lẽ sống cũng chính là việc chọn cho mình lý do để sống (rốt cuộc ý nghĩa của cuộc đời mình nằm ở đâu) - được coi là “đích đến”, “bánh lái” trong cuộc đời chúng ta. Đây là lựa chọn quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng tới tất cả những lựa chọn còn lại

0 nhận xét

Những điều giá trị trong cuộc sống

1. Nên nhớ rằng người duy nhất có thể làm tổn thương bạn là chính bản thân bạn… Nếu có ai làm tổn thương bạn sâu sắc thì chỉ vì bạn đã cho phép người đó làm vậy mà thôi…
2. Lúc đau buồn nên tìm một người bạn mà mình tin tưởng để trút tâm sự, không nên chịu đựng một mình. Đừng để nỗi buồn phải chứa cả nỗi cô đơn…
3. Khi yêu một ai đó thì hãy gom hết dũng cảm mà nói ra. Thà rằng đau một cách cao ngạo còn hơn yêu trong lén lút.
4. Đừng vì cô đơn mà chọn đại một người để yêu vì rồi sau đó bạn sẽ cô đơn trong chính tình yêu ấy. Điều đó đáng sợ hơn gấp ngàn lần. Những lúc đó hãy tìm một người bạn tri kỷ…
5. Đôi khi có ngốc nghếch một chút cũng chẳng sao, chẳng ai phải thông minh suốt cả đời…
6. Nếu 1 ai đó tỏ ra không lắng nghe bạn, hãy kiên nhẫn. Biết đâu chỉ đơn giản là đang có 1 mảnh lông tơ kẹt ở trong tai của họ.
7. Sống tốt là bằng chứng hùng hồn nhất chứng mình rằng mình đã đúng
8. Không việc gì phải xấu hổ khi nói “Tôi không biết”.
9. Tính sở hữu sẽ sở hữu chính bạn.
10. Đừng bao giờ hỏi người khác có nhớ, có yêu mình không. Nỗi nhớ và tình yêu không thể cảm nhận bằng tai càng không thể dựa vào lời nói của bất cứ ai… Phải tin vào cảm nhận bản thân lúc đó sẽ chẳng cần một câu trả lời nào cả…
11. Một người bạn khác phái có thể bằng mười người bạn cùng phái với mình.
12. Suy nghĩ những điều bạn sắp nói nhưng đừng nói hết những gì bạn nghĩ.
13. Hãy thử làm một điều gì đó không phải vì tiền.
14. Bạn không thể nào làm hài lòng tất cả mọi người.
14. Bạn không thể biết được bạn đã từng có những gì, cho tới khi chúng ra đi
15. Trung thực luôn luôn là thái độ đáng được trân trọng nhất. Ăn năn cũng vậy.
16. Sinh nhật mình không ai tặng quà cũng còn tốt hơn chán vạn lần sinh nhật mình mà mình không hề nhớ đến. Thông điệp là hãy yêu thương bản thân trước khi muốn nhận tình thương từ ai đó…
17. Đừng bao giờ cố che giấu tình cảm của mình vì nó luôn thể hiện ra bên ngoài bằng cách này hay cách khác.
18. Nghe nhiều thêm khôn ngoan, nói nhiều thêm hối hận, im lặng là nghệ thuật lớn lao của cuộc đàm thoại
19. Sống bất cần một chút đôi khi là cách duy nhất để bạn nhận ra bạn phải sống vì bản thân mình.
20. Khi quyết định sẽ làm một sự thay đổi lớn thì hãy lẳng lặng mà thay đổi, nếu người ta nhận thấy thì mới gọi là thành công…
21. Đừng giành lấy cho mình mẩu bánh cuối cùng
22. Không nên quan trọng hóa vấn đề với một số người hoặc một số việc, hãy để tất cả thuận theo tự nhiên. Thế giới vốn lạnh lùng và ích kỉ, quá quan trọng một việc gì đó sẽ đánh mất những việc còn lại, kể cả giá trị bản thân…
23. Cho dù phát sinh mâu thuẫn với bất cứ ai, cố gắng giải quyết trong vòng 24h, càng để lâu sự việc sẽ càng khó giải thích. Một lời xin lỗi không chứng minh bạn đã sai. Nó thể hiện sự ứng xử thông minh của bạn.
24. Lúc không vui buổi sáng có thể ngắm trời xanh mây trắng, buổi tối có thể ngắm trăng ngắm sao, đất trời bao la rồi sẽ có nơi thuộc về mình.
25. Hạn chế tranh cãi với người khác. Trong cơn giận người ta rất đáng sợ, sẽ vì mất điều khiển mà nói hoặc làm những điều đáng sợ không kém vô tình làm bạn tổn thương… đọc lại điều 1.
26. Hãy tập trung vào hiện tại. Bạn may mắn. Bạn còn đang ngồi đây đọc những dòng này, đó đã là một món quà rồi.

0 nhận xét

10 SỰ THẬT GIÚP BẠN MẠNH MẼ HƠN


1. Nếu như bạn mong đợi người đời sẽ tử tế với bạn chỉ vì bạn tử tế với họ, thì cũng giống như việc bạn trông chờ một con sư tử không ăn thịt mình chỉ vì mình không ăn thịt nó. Cuộc sống vốn dĩ không công bằng, hãy học cách thích ứng.
2. Nếu kẻ khác nói xấu bạn, phán xét bạn mặc dù không biết gì về bạn. Đừng buồn, hãy nhớ kĩ một điều: “Chó sủa khi gặp người lạ”.
3. Đừng bao giờ hối tiếc những gì đã xảy ra trong quá khứ, vì thời điểm ấy, đó chính xác là những gì bạn muốn.
4. Lo lắng chính là điều vô bổ nhất trên đời. Nó giống như việc bạn cầm một chiếc ô và chạy vòng vòng đợi trời mưa xuống.
5. Khi cuộc sống dồn bạn vào bước đường cùng, đừng hỏi: Tại sao là tôi? Mà hãy nói rằng: Cứ thử tôi đi!
6. Thành công không phải là điểm dừng, thất bại chẳng phải là hồi kết, đó chỉ là động lực để bạn vững vàng hơn trên con đường sắp bước.
7. Giống như hoa dại, hãy học cách sinh tồn trong mọi hoàn cảnh khắc nghiệt nhất, ngay cả khi người đời cho rằng bạn không thể.
8. Không quan trọng bạn phạm bao nhiêu sai lầm, không quan trọng bạn bước đi chậm chạp đến đâu, bạn vẫn chiến thắng những kẻ không bao giờ biết đến 2 từ “cố gắng”.
9. Hãy mạnh mẽ lên đi, mọi thứ rồi sẽ ổn thôi. Bầu trời có thể bão bùng, nhưng mưa không thể rơi mãi được đâu.
10. Cuộc đời chỉ có một, vì thế hãy làm những gì khiến bạn hạnh phúc và ở bên người khiến bạn luôn mỉm cười.

0 nhận xét

Nguyên tắc đồng Tiền


6. Hồi trẻ tôi nghĩ rằng tiền là điều quan trọng nhất trong cuộc sống. Bây giờ, khi đã già, tôi hiểu rằng đúng là như vậy - Oscar Wilde.
7. Tiền không mua cho bạn được hạnh phúc, nhưng nó làm cho sự nghèo khổ dễ chịu hơn - Spike Milligan.
8. Tiền thì mua được đồ ăn. Nhưng tiền lại không mua được tình yêu. Trớ trêu thay, tình yêu lại là thứ không ăn được!
9. Người giàu chưa chắc sung sướng, nhưng người nghèo chắc chắn khổ. Tiền không cho bạn tất cả nhưng về cơ bản cho bạn gần hết.
10. Tiền bạc và thời gian là những gánh nặng ghê gớm nhất của cuộc đời... và những kẻ bất hạnh nhất là những người sở hữu chúng nhiều hơn mình có thể sử dụng.
11. Nghèo khó không phải là điều đáng xấu hổ, nhưng xấu hổ vì không có tiền thì đáng đấy.
12. Những thứ được mua bằng tiền, nó thường đi liền với hạn sử dụng.

0 nhận xét

Can đảm lên và chiến thắng nỗi sợ hãi của bạn

- Đừng bao giờ miễn cưỡng việc bộc lộ tình cảm khi bạn đang vui, hãy để nó thể hiện một cách tự nhiên. Còn khi bạn đang ở trong một tâm trạng xấu, hãy đối mặt với nó.
- Đừng bao giờ sợ cố gắng làm cho mọi thứ tốt hơn, bạn sẽ ngạc nhiên với kết quả mà bạn đạt được.
- Đừng để cân nặng của cả thế giới đè lên đôi vai nhỏ bé của bạn.
- Đừng cảm thấy sợ tương lai, hãy cố gắng đối mặt với mọi thứ trước mắt.
- Đừng bao giờ cảm thấy tội lỗi với quá khứ, hãy rút kinh nghiệm từ những  lỗi lầm đó.
- Đừng sợ hãi kẻ thù trước mặt mà hãy đề phòng những người bạn giả dối sau lưng.
- Đừng nghĩ rằng bạn cô đơn, bởi luôn có ai đó đang đưa tay cho bạn nắm.
- Đừng bao giờ để cơ hội vuột qua khỏi tầm tay, có thể chẳng còn cơ hội nào tốt hơn đến với bạn.
- Đừng bao giờ chần chừ thực hiện những sở thích của bạn.
- Đừng bao giờ sợ việc cho đi khi bạn vẫn còn thứ để cho.
- Đừng quên rằng bạn có thể biến mọi ước mơ thành sự thật. Điều đó không khó như bạn tưởng đâu.
LỜI BÌNH: Có lẽ bạn không cần phải tự đẩy bản thân tiến về phía trước đâu. Mà việc cần làm là đừng tự kìm hãm bản thân thêm nữa... Đừng bao giờ ngừng yêu thương, ngừng tin tưởng, và đừng bao giờ ngừng mơ ước.

0 nhận xét

Câu Chuyện Cho Người Thất Bại MMO

http://kiemtiencenter.com/cau-chuyen-cho-nguoi-bai-mmo/


Hiện mình đã dấn thân vào con đường MMO này cũng được vài năm rồi. Thành công có, Thất bại có. Hằng ngày mình thấy, mình nhận được, mình chứng kiến rất nhiều bạn bỏ tiền ra học, làm thất bại rồi lại nản. Có nhiều bạn PM mình hỏi: “cách nào kiếm tiền nhanh không”, “có cách nào chắc chắn kiếm được tiền không” …. Xin thưa, KHÔNG nếu bạn Từ BỏKhông nếu bạn Lười. Mình xin kể bạn câu chuyện dưới đây. Hy vọng tăng thêm động lực của các bạn.
“Một anh chàng nọ nhảy vào kinh doanh nước uống soda, anh ta lập công ty và đặt tên sản phẩm của mình là 1UP. Thất bại! Anh ta bắt đầu lại và đặt tên là 2UP. Lại phá sản! Anh ta không từ bỏ, tiếp tục với cái tên 3UP. Tiếp tục thất bại! Lần này là 4UP, rồi 5UP và 6UP. Vẫn thất bại!
Bằng nghị lực của mình, anh ta dấn thân một lần nữa với tên gọi 7UP. Và ngày hôm nay chúng ta có loại nước ngọt 7UP bán trên toàn thế giới.”
7UP thành công rực rỡ sau 6 lần thất bại. Thế còn những người khác khởi nghiệp bao nhiêu lần thì thành công?
3 lần: Steven Spielberg (đạo diễn phim Công viên khủng long, 3 lần đoạt giải Oscar) bị trường Đại học Southern California từ chối. Sau đó, ông bỏ học và trở thành đạo diễn lừng danh thế giới.
25 lần: Trước khi được xuất bản và thành công vang dội, quyển sách The 4 Hour Work Week của Tim Ferris bị các nhà xuất bản từ chối.
400 lần: Các công ty của Richard Branson thất bại trước khi ông thành lập đế chế Vigin Galactic.
1.009 lần: Colonel Sanders – người sáng lập ra KFC bị từ chối khi ông chào bán công thức gà rán.
1.500 lần: Sylvester Stallone bị từ chối khi ông chào bán kịch bản bộ phim Rocky.
5.126 lần: James Dyson bị thất bại khi tạo ra máy hút bụi đầu tiên.
10.000 lần: Thomas Edison bị thất bại khi tạo ra bóng đèn điện đầu tiên.
Đặc điểm chung của tất cả những doanh nhân khởi nghiệp thành công: Không bao giờ phản bội lại giấc mơ của mình.
Bạn đã thất bại bao nhiêu lần?

1 nhận xét